• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hệ thống đường ray đường sắt đô thị có thời gian sử dụng 100 năm, tỷ lệ hao mòn 1%/năm

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 75/2025/TT-BTC quy định về tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt và hướng dẫn việc kê khai, báo cáo về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.

15/07/2025 16:05
Hệ thống đường ray đường sắt đô thị có thời gian sử dụng 100 năm, tỷ lệ hao mòn 1%/năm- Ảnh 1.

Hệ thống đường ray đường sắt đô thị có thời gian sử dụng 100 năm, tỷ lệ hao mòn 1%/năm

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia được xác định nguyên giá, giá trị còn lại, tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này, gồm: 1. Đường chính tuyến; 2. Đường ga, đường nhánh; 3. Cầu đường sắt; 4. Hầm đường sắt; 5. Công trình kiến trúc; 6. Công trình phụ trợ; 7. Hệ thống thông tin tín hiệu; 8. Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành đường sắt quốc gia; 9. Tài sản khác.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị được xác định nguyên giá, giá trị còn lại, tính hao mòn theo quy định tại Thông tư này gồm: 1. Cầu đường sắt; 2. Nhà ga trên cao, ga ngầm; 3. Hệ thống đường ray; 4. Công trình xây dựng khu Depot; 5. Hệ thống thiết bị; 6. Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành đường sắt đô thị; 7. Tài sản khác.

Tiêu chuẩn tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt xác định là tài sản cố định

Thông tư quy định xác định tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau: Tài sản sử dụng độc lập được xác định là một tài sản; một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được thì hệ thống đó được xác định là một tài sản. Trường hợp một hệ thống được giao cho nhiều doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quản lý thì phần tài sản được giao cho từng đối tượng là một tài sản.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định trên được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây: Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên; có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên.

Mức hao mòn hàng năm

Theo Thông tư, mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được tính theo công thức:

Mức hao mòn hằng năm của tài sản

=

Nguyên giá của tài sản

x

Tỷ lệ hao mòn

 

(% năm)

Danh mục các loại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, thời gian sử dụng để tính hao mòn và tỷ lệ hao mòn như sau:

STT

Danh mục các loại tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt

Thời gian sử dụng để tính hao mòn (năm)

Tỷ lệ hao mòn

 

(% năm)

I

Hạ tầng đường sắt quốc gia

1

Đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh

1.1

Đường sắt

Cấp 1

80

1,25

Cấp 2

50

2

Cấp 3

25

4

1.2

Ghi

40

2,5

1.3

Đường ngang

Cấp 1

40

2,5

Cấp 2

25

4

Cấp 3

20

5

1.4

Kè chắn đá

40

2,5

1.5

Mái taluy

10

10

1.6

Hàng rào đường gom

10

10

1.7

Tài sản khác thuộc đường chính tuyến, đường ga, đường nhánh

10

10

2

Cầu đường sắt

Cấp đặc biệt và cấp 1

100

1

Công trình cầu đường sắt còn lại

50

2

3

Hầm đường sắt

Cấp đặc biệt và cấp 1

100

1

Công trình hầm đường sắt còn lại

50

2

4

Công trình kiến trúc

4.1

Nhà ga, nhà thông tin tín hiệu, nhà gác ghi, nhà gác cầu, gác hầm, nhà gác đường ngang, kho ga

Nhà cấp I

80

1,25

Nhà cấp II

50

2

Nhà cấp III

25

4

Nhà cấp IV

15

6,67

4.2

Tường rào khu ga

10

10

4.3

Hệ thống cấp nước, thoát nước

10

10

4.4

Hệ thống cấp điện

10

10

4.5

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy

10

10

4.6

Tài sản khác thuộc công trình kiến trúc

10

10

5

Công trình phụ trợ

5.1

Ke ga, ke ga có mái che

10

10

5.2

Bãi hàng

25

4

5.3

Sân ga

50

2

5.4

Quảng trường ga

50

2

5.5

Đường bộ trong ga, đường bộ vào ga, đường giao ke

40

2,5

5.6

Cầu vượt dành cho hành khách trong ga

10

10

5.7

Hầm bộ hành dành cho khách trong ga

Cấp đặc biệt và cấp 1

100

1

Công trình hầm đường sắt còn lại

50

2

6

Hệ thống thông tin tín hiệu

10

10

7

Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành đường sắt quốc gia

10

10

8

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia khác

10

10

II

Hạ tầng đường sắt đô thị

1

Cầu đường sắt

Cấp đặc biệt và cấp 1

100

1

Công trình cầu đường sắt còn lại

50

2

2

Nhà ga (ga trên cao, ga ngầm)

Cấp I

80

1,25

Cấp II

50

2

Cấp III

25

4

Cấp IV

15

6,67

3

Hệ thống đường ray

100

1

4

Công trình xây dựng khu Depot

25

4

5

Hệ thống thiết bị

5.1

Hệ thống cấp điện

10

10

5.2

Hệ thống phòng cháy, chữa cháy

10

10

5.3

Hệ thống thông tin tín hiệu

10

10

5.4

Hệ thống cấp nước, thoát nước

10

10

6

Hệ thống công nghệ thông tin, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài sản, điều hành đường sắt đô thị

10

10

7

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị khác

10

10

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/8/2025 và được áp dụng từ năm tài chính 2025./.