• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam gồm 7 cấp

(Chinhphu.vn) - Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới, các sản phẩm phát triển đa dạng hơn hoặc đã thay đổi về tính chất. Xuất phát từ yêu cầu phản ánh cơ cấu nền kinh tế – sản phẩm trong điều kiện mới, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 39/2010/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.

14/05/2010 17:58

Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam được chia thành 7 cấp - Ảnh minh họa

Hệ thống ngành sản phẩm là bảng phân loại các sản phẩm dựa trên các ngành kinh tế, nhằm sắp xếp các sản phẩm được tạo ra theo từng ngành kinh tế. Thông qua Hệ thống này có thể thấy được cơ cấu sản phẩm theo ngành kinh tế cũng như của cả nền kinh tế.

7 cấp ngành sản phẩm

Cấp 1 gồm 21 ngành sản phẩm được mã hóa theo bảng chữ cái từ A đến U (gồm: Sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản phẩm khai khoáng; sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo...)

Cấp 2 gồm 88 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng 2 số theo từng ngành cấp 1 tương ứng;

Cấp 3 gồm 234 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng 3 số theo từng ngành cấp 2 tương ứng;

Cấp 4 gồm 411 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng 4 số theo từng ngành cấp 3 tương ứng;

Cấp 5 gồm 587 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng 5 số theo từng ngành cấp 4 tương ứng;

Cấp 6 gồm 1406 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng 6 số theo từng ngành cấp 5 tương ứng;

Cấp 7 gồm 2898 ngành sản phẩm; mỗi ngành được mã hóa bằng 7 số theo từng ngành cấp 6 tương ứng.

Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam được chia thành 7 cấp: Năm cấp đầu (cấp 1 đến cấp 5) về cơ bản giống Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007); cấp 6 – nhóm sản phẩm và cấp 7 – sản phẩm.

Sản phẩm đưa vào Hệ thống ngành sản phẩm gồm: Sản phẩm vật chất và dịch vụ; được chia thành sản phẩm chính, sản phẩm phụ và dịch vụ sản xuất. Ngành sản phẩm cụ thể đưa vào Hệ thống ngành sản phẩm là những sản phẩm có ý nghĩa trên thị trường và có khả năng thống kê được...

Mã sản phẩm thuận tiện trong sử dụng và tra cứu

Các ngành sản phẩm được cấu trúc theo mã mẹ - con bảo đảm thuận tiện trong sử dụng và tra cứu cũng như ứng dụng công nghệ thông tin. Mã ngành sản phẩm được đánh theo thứ tự liên tục trong mỗi cấp ngành sản phẩm, riêng mã sản phẩm khác, hoặc sản phẩm khác chưa phân vào đâu hoặc dịch vụ sản xuất (gia công) đánh số 9 bảo đảm thuận tiện chèn mã khi sản phẩm mới xuất hiện.    

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hệ thống ngành sản phẩm được xây dựng trong mối tương quan chặt chẽ với Phân loại chuẩn quốc tế về sản phẩm (CPC Ver.2); Phân loại sản phẩm theo hoạt động của Thống kê Châu Âu (CPA 2008) và Hệ thống hài hòa về hàng hóa xuất nhập khẩu (HS 2007); đồng thời cũng được chú ý xem xét về mặt ngôn ngữ tiếng Việt để vừa kế thừa VCPC 1996 và thực tế sử dụng vừa bảo đảm dễ hiểu, vừa bảo đảm đủ và đúng nội dung cần phản ánh so với chuẩn quốc tế.  

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của nước ta thể hiện ở tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm. Sự phát triển này cũng dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc kinh tế – sản phẩm thể hiện ở việc nhiều sản phẩm mới xuất hiện và phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế như các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, hay sự ra đời các sản phẩm thân thiện môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Mặt khác, nhiều sản phẩm của các ngành Công nghiệp chế biến, Thương mại… cũng phát triển đa dạng hơn, chuyên môn hoá cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Tuấn Khang
(Nguồn: Quyết định 39/2010/QĐ-TTg)