• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hết thuốc BHYT, người bệnh có phải tự mua?

(Chinhphu.vn) – Bố của bà Võ Thị Mai Trâm (TPHCM) bị đột quỵ não, cấp cứu tại Bệnh viện Củ Chi. Tại đây bác sĩ tư vấn dùng thuốc tiêu sợi huyết, nhưng bệnh viện hết thuốc BHYT do chưa kịp đấu thầu, chỉ còn thuốc của bệnh viện mua. Nếu bố của bà Trâm sử dụng 2 lọ thì phải đóng tiền với giá 11.000.000 đồng/lọ.

17/07/2020 17:20

Bệnh viện có trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc trong danh mục BHYT chi trả, không để người bệnh phải tự mua

Bà Trâm hỏi, bố của bà phải mua thuốc trong trường hợp trên có đúng không? Bố của bà được hưởng chế độ thế nào?

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 30/2018/TT-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đúng quy định, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh BHYT theo danh mục thuốc đã xây dựng, không để người bệnh phải tự mua.

Theo đó, trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh yêu cầu người bệnh phải tự mua thuốc có trong danh mục chi trả của quỹ BHYT là chưa đúng quy định nêu trên.

Trường hợp cơ sở khám, chữa bệnh chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc ngoài danh mục thuốc chi trả của quỹ BHYT thì cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm giải thích rõ cho người bệnh.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 Luật BHYT và Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 09/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế hướng dẫn thẩm định điều kiện hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT ban đầu, chuyển tuyến thực hiện dịch vụ cận lâm sàng và một số trường hợp thanh toán trực tiếp chi phí trong khám, chữa bệnh BHYT; trường hợp người bệnh phải mua thuốc do cơ sở khám, chữa bệnh không cung ứng đủ thuốc thuộc phạm vi chi trả của quỹ BHYT không thuộc các trường hợp được thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại cơ quan BHXH.

BHXH Việt Nam đã có Công văn số 2272/BHXH-DVT ngày 26/6/2019 và Công văn số 4172/BHXH-DVT ngày 7/11/2019 đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến về vướng mắc trong thanh toán trực tiếp chi phí thuốc theo chế độ BHYT mà người bệnh phải tự túc.

Tuy nhiên, đến nay BHXH Việt Nam chưa nhận được văn bản trả lời của Bộ Y tế. Do đó, chưa có cơ sở để cơ quan BHXH thanh toán trực tiếp chi phí này cho người tham gia BHYT.

Đồng thời, BHXH Việt Nam cũng đã có văn bản chỉ đạo BHXH TPHCM làm việc với các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn về việc phải cung ứng đầy đủ thuốc, vật tư y tế có trong danh mục sử dụng cho người bệnh tham gia BHYT theo đúng các quy định hiện hành, không để người bệnh phải tự mua.

Chinhphu.vn