• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiện đại hóa thuế-hải quan để hỗ trợ phục hồi kinh tế

(Chinhphu.vn) - Ngày 19/10, tại Hà Nội, Thời báo Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức Diễn đàn thuế - hải quan năm 2022: Chính sách thuế - hải quan hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo các chuyên gia, các biện pháp gia hạn nộp thuế và giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng.

19/10/2022 19:06
Thuế - hải quan hiện đại hóa để triển khai nhanh chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế - Ảnh 1.

Diễn đàn thuế - hải quan năm 2022: Chính sách thuế - hải quan hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh: VGP/HT

Thực thi chính sách hỗ trợ, kịp thời chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

Sau hai năm chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Bộ Tài chính đã thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và gia hạn đối với một số sắc thuế, khoản thu nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN), người dân. 

Năm 2022, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ và cấp có thẩm quyền ban hành và tiếp tục thực hiện các chính sách thu ngân sách nhà nước, hỗ trợ phục hồi thúc đẩy nền kinh tế theo tinh thần Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ.

Theo các chuyên gia kinh tế, các chính sách, giải pháp về tài khóa được thực hiện kịp thời, có tác động tích cực và được cộng đồng DN, người dân hưởng ứng, đánh giá cao, góp phần quan trọng vào những kết quả tích cực trong phục hồi và phát triển của DN, người dân và nền kinh tế thời gian qua.

Các biện pháp gia hạn nộp thuế và giảm thuế để kích thích tăng trưởng kinh tế đã đạt được những kết quả quan trọng. Việt Nam đã từng bước áp dụng các ưu đãi thuế nhằm thúc đẩy DN đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Các ưu đãi này tập trung vào thuế thu nhập DN và thuế xuất khẩu, nhập khẩu...

Theo Bộ Tài chính, ước tính các chính sách đã ban hành giảm, giãn thuế, phí các DN và người dân trong năm 2022 lên đến quy mô khoảng 233.000 tỷ đồng, đây là con số cao nhất từ trước đến nay.

Những đóng góp tích cực trong điều hành chính sách tài khóa của Bộ Tài chính đã góp phần vào kết quả tăng trưởng kinh tế của đất nước trong năm 2022.

Riêng về hải quan, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Tổng cục Hải quan triển khai nhiều giải pháp tạo thuận lợi cho cộng đồng DN xuất nhập khẩu hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thông quan, góp phần giảm nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa. 

Đối với hoạt động kiểm tra sau thông quan, tạm dừng tổ chức kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với các DN không có dấu hiệu vi phạm để tạo điều kiện cho DN tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời không để DN lợi dụng chủ trương này vi phạm pháp luật…

Tổng cục Hải quan liên tục tổ chức các hoạt động trao đổi, tọa đàm theo nhiều hình thức nhằm hỗ trợ cộng đồng DN; chỉ đạo các cục hải quan thực hiện giải pháp giải quyết thủ tục thông quan hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi song vẫn đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan, chống buôn lậu gian lận thương mại và phòng, chống dịch bệnh…

Đại diện các hiệp hội đánh giá cao các chính sách hỗ trợ của ngành thuế-hải quan trong bối cảnh khó khăn. Tuy nhiên, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cho rằng, việc triển khai các chính sách chủ trương đúng đắn của Chính phủ vẫn có "độ trễ" cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới.

Các hiệp hội phản ánh, vẫn có hiện tượng DN chưa được hỗ trợ, hay ùn tắc lưu thông do nhiều lý do hay còn những điểm tranh cãi chưa thống nhất về nghĩa vụ thuế ở một số lĩnh vực như vận tải hành khách...

Thuế - hải quan hiện đại hóa để triển khai nhanh chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế - Ảnh 2.

Các đại biểu trao đổi tại Diễn đàn - Ảnh: VGP

Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng công bằng minh bạch

Tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế cho biết, ngành thuế và hải quan thời gian qua đã có những bước đi hợp lý trong chuyển đổi số, đây có thể coi là những ngành đi tiên phong trong chuyển đổi số.

Cải cách thuế và hải quan phù hợp với chủ trương và định hướng của Chính phủ. Bởi lẽ, Chính phủ đã đặt ra định hướng lĩnh vực tài chính ngân hàng phải là một trong những lĩnh vực ưu tiên về chuyển đổi số.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính, ngân hàng nhận định, đã có những chuyển biến rất tốt trong chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, ông Lực lưu ý, chuyển đổi số muốn thành công không thể đi một mình mà cần sự đồng hành của các bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, việc chia sẻ dữ liệu dân cư quốc gia phục vụ cho chuyển đổi số lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ cần được đẩy nhanh hơn nữa.

Ông Cấn Văn Lực cho rằng, việc tổ chức tốt "hệ sinh thái" sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của chuyển đổi số và chia sẻ dữ liệu. Cách làm là nên có một đơn vị đứng ra là cơ quan chủ trì cho nắm giữ và chia sẻ cơ sở dữ liệu, các đơn vị thực hiện vai trò vệ tinh hỗ trợ. Mục đích cuối cùng là hướng đến phục vụ người dân, người dân sẽ là đối tượng được thụ hưởng thành quả chuyển đổi số của các cơ quan nhà nước.

Dưới góc độ quản lý, ông Lưu Mạnh Tưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, trong những năm gần đây ngành hải quan đã tập trung đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa và luôn là đơn vị đi đầu trong việc phát triển, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế.

Tổng cục Hải quan đã xây dựng và ban hành Kế hoạch chuyển đổi số của ngành hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 4/5/2022. Trong đó, Tổng cục Hải quan đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành hải quan số.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết, đến hết ngày 30/6, ngành thuế đã hoàn thành triển khai hóa đơn điện tử cho 100% DN, tổ chức và hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai theo hiệu lực của Luật Quản lý thuế.

Tính đến hết tháng 9/2022, số lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế đã tiếp nhận và xử lý là 1,5 tỷ hóa đơn. 

Theo ông Đặng Ngọc Minh, việc triển khai hóa đơn điện tử không những góp phần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới, mang lại nhiều lợi ích chung cho xã hội như tiết kiệm chi phí in ấn, lưu trữ, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường,… tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng cho DN mà còn thúc đẩy chuyển đổi số trong các DN và các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế.

Lãnh đạo Tổng cục Thuế cho hay: Thời gian tới, ngành thuế sẽ tiếp tục tham mưu các chính sách đơn giản hóa, tuyên truyền để người dân, DN nắm rõ, tạo thuận lợi cho quá trình thực thi.

Ngành thuế dự kiến áp dụng trí tuệ nhân tạo, để tương tác tư vấn 24/7 hỗ trợ người dân và DN mọi lúc, mọi nơi.

"Muốn thực hiện công bằng thuế là phải tiếp cận tốt được dữ liệu lớn. Thanh tra, kiểm tra bây giờ không phải thích thanh tra DN nào là được, phải quản trị rủi ro, theo kế hoạch, bỏ qua ý chí chủ quan của cán bộ thuế. Khi xử lý khiếu nại, chúng tôi cũng quán triệt phải đối thoại trực tiếp với người dân, công khai, minh bạch", ông Đặng Ngọc Minh nói.

"Hơn 2 triệu hộ đăng ký kê khai thuế, trong nhóm đó có những hộ thực hiện khoán. Quản lý thuế hộ kinh doanh phải có thời gian dài và giải pháp tổng thể", lãnh đạo Tổng cục Thuế nhấn mạnh.

Anh Minh