• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiệu quả của nông thôn mới phản ánh qua đời sống của nông dân

(Chinhphu.vn) - Chương trình chuyên đề đã hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả bước đầu, nhất là Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế, các giá trị bản địa của các vùng, miền, địa phương. Tính đến tháng 4/2024, cả nước đã có 63/63 tỉnh, thành phố triển khai phân hạng sản phẩm OCOP.

28/04/2024 09:17
Hiệu quả của nông thôn mới phản ánh qua đời sống của nông dân- Ảnh 1.

Đã có 58 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành Đề án/ Kế hoạch triển khai phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương cho biết, hiện nay, cả nước có 12.075 sản phẩm OCOP được công nhận đạt 3 sao trở lên; trong đó, có 42 sản phẩm đã được công nhận 5 sao cấp quốc gia. Chất lượng, độ tin cậy của các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định được vị thế trên thị trường và được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là ở cơ sở, cũng còn một số vướng mắc, hạn chế cần phải tháo gỡ, một số vấn đề mới nảy sinh...

Ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương nhấn mạnh về điểm mới giai đoạn 2021 - 2025, đó là việc song song với việc ban hành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 6 chương trình chuyên đề.

Đến nay, các chương trình chuyên đề đã hỗ trợ xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả bước đầu, nhất là Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần khơi dậy tiềm năng, lợi thế, các giá trị bản địa của các vùng, miền, địa phương; khơi dậy tư duy sáng tạo, đổi mới, truyền tải được những giá trị văn hóa truyền thống, hồn cốt của dân tộc trong từng sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng "tích hợp đa giá trị".

58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã ban hành Đề án/ Kế hoạch triển khai phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định 922/QĐ-TTg. Trong đó, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt danh mục 20 mô hình thí điểm tại 20 tỉnh, tập trung vào định hướng xây dựng mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp, làng nghề, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường, cảnh quan nông thôn.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 nhấn mạnh, thời gian còn lại của giai đoạn 2021-2025 chỉ còn hơn một năm nữa, trong khi khối lượng các mục tiêu, nhiệm vụ cần nỗ lực phấn đấu hoàn thành là rất lớn. Chính vì vậy, ngay trong năm 2024, chúng ta cần phải có những giải pháp chỉ đạo, triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn.

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, với mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, Quốc hội và Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh hiệu quả của phong trào Nông thôn mới phải thể hiện qua đời sống của mỗi người nông dân.

Sau 3 năm thực hiện, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị các cấp từ trung ương đến địa phương, đặc biệt, là sự đồng tình, hưởng ứng và tham gia tích cực của mọi tầng lớp nhân dân, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng, tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ, diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp và làm mới theo hướng hiện đại và đồng bộ; tư duy kinh tế nông nghiệp bước đầu lan tỏa, tác động vào quá trình phát triển kinh tế ở nông thôn; môi trường, cảnh quan nông thôn ngày càng được cải thiện theo hướng sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững...

Đến tháng 4/2024, hệ thống cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được ban hành, điều chỉnh đầy đủ, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp hơn với điều kiện thực tế và điều kiện đặc thù của các vùng miền, cơ bản tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các địa phương thực hiện.

Cần thực chất hơn trong xây dựng nông thôn mới

Đến nay, cả nước có khoảng 78% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó; 1.860 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 340 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có 283 đơn vị cấp huyện thuộc 58 tỉnh, thành phố đã được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, đã có 3 huyện (gồm: Tiên Yên, Đầm Hà của tỉnh Quảng Ninh; Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai) được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 15 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới, có 5 tỉnh (gồm: Nam Định, Đồng Nai, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam) đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, các tỉnh hiện nay chưa có đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, có huyện còn "trắng xã nông thôn mới", hơn 1.500 xã đến nay mới hoàn thành dưới 15 tiêu chí.

Theo tổng hợp của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, nhiều địa phương cũng nêu ra những thuận lợi, khó khăn và những quy định còn chưa thực hiện được theo tiêu chí đề ra như ở Ninh Bình, Hà Nội... Các địa phương đều kiến nghị xem xét sửa đổi quy định số 8 về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức,... đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý cao hơn mức bình quân chung của cả nước, để phù hợp với thực tiễn địa phương.

Những nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới ngày càng thực chất, hiệu quả và bền vững...

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhìn nhận: "Xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững".

Đỗ Hương