• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiệu quả tín dụng học tập với học sinh, sinh viên

(Chinhphu.vn) - Sau 5 năm thực hiện, chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện cho hàng triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được đến trường, ổn định học tập.

30/10/2012 08:27

Ảnh minh họa

Tại tỉnh Hòa Bình, sau 5 năm thực hiện Chương trình này, trên toàn tỉnh đã có 22.205 học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn với tổng dư nợ là 328.906 triệu đồng ứng với 19.237 hộ đang còn dư nợ.

Cùng với cho vay, công tác thu hồi nợ đến hạn tạo nguồn vốn cho vay quay vòng cho thế hệ học sinh, sinh viên tiếp theo đạt được kết quả tốt. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp, chỉ chiếm 0,35%/tổng dư nợ Chương trình.

Thời gian tới, Hòa Bình sẽ tiếp tục rà soát, bổ sung kịp thời đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% hộ nghèo làm cơ sở để bình xét đối tượng vay vốn đúng quy định.

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình cũng sẽ chủ động nguồn vốn để cho vay đối với các hộ nghèo, hộ chính sách thuộc đối tượng vay vốn, đáp ứng kịp thời vốn cho sinh viên đi học. Tổ chức tốt công tác giao dịch tại xã để nâng cao chất lượng phục vụ đối với hộ nghèo.

Cùng với Hòa Bình, tỉnh Hưng Yên đã có hơn 35,7 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách có con em học tại các cơ sở giáo dục được vay vốn với số tiền giải ngân hơn 679,3 tỷ đồng.

Tính đến đầu tháng 9, Hưng Yên còn 35.655 học sinh, sinh viên thuộc 29.287 hộ gia đình đang vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với tổng dư nợ gần 601,7 tỷ đồng. Trong đó có hơn 10,7 nghìn học sinh, sinh viên là con em hộ nghèo, gần 7,9 nghìn học sinh, sinh viên thuộc gia đình cận nghèo và hơn 17 nghìn học sinh, sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính do bệnh tật, tai nạn, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và 11 học sinh, sinh viên mồ côi, bộ đội xuất ngũ, lao động nông thôn học nghề.

Hầu hết các học sinh, sinh viên vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và đã trả nợ đạt doanh số hơn 77,7 tỷ đồng. Nợ quá hạn ở mức rất thấp, bằng 0,03% tổng dư nợ.

Đối với tỉnh Bình Thuận, từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh có 34.295 học sinh, sinh viên của hộ nghèo, cận nghèo và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vay với tổng dư nợ 534,730 tỷ đồng. Trong đó, có 11.121 sinh viên đại học vay 207,892 tỷ đồng, 13.294 sinh viên cao đẳng vay 208,799 tỷ đồng, gần 10.000 học sinh vay gần 117 tỷ đồng để học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề… 

Thực tế 5 năm qua khẳng định chương trình tín dụng học sinh, sinh viên là chương trình thực sự có tính nhân văn sâu sắc, xã hội hóa cao. Do đó chương trình rất cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện, góp phần hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn cho con theo học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Duy Minh