• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiệu quả từ mô hình nuôi gà thả vườn ở vùng cao

(Chinhphu.vn) - Mô hình nuôi gà chung theo hình thức cộng đồng làng của đồng bào Cơ-tu là mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thu nhập cho bà con huyện miền núi Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

04/11/2013 20:07
Đàn gà của gia đình chị Bling Thị A Keo. Ảnh: VGP/Lưu Hương

Mô hình này nằm trong dự án “Khuyến khích bảo tồn và sử dụng rừng bền vững” do tổ chức Malteser International (Đức) tài trợ nhằm hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập người dân.

Mô hình nuôi gà thả vườn được triển khai tại huyện Tây Giang vào đầu tháng 6/2013 với hai dự án thí điểm tại Câu lạc bộ Trồng trọt (thôn Tà Vàng, xã Atiêng) và câu lạc bộ Đoàn Kết (thôn Axòo, xã Anông).

Tổ chức Malteser International đã đầu tư cho 2 xã (30 hộ gia đình đồng bào Cơ-tu) 100 con gà kiến giống. Giống gà này có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, kháng được nhiều loại bệnh và rất thích hợp với môi trường miền núi - thời tiết  lạnh và độ ẩm cao.

Được thả nuôi theo kiểu khoanh vùng, thả rông có chuồng trại, đến nay đàn gà phát triển tốt. Mỗi con bình quân nặng từ 1-1,5 kg, đàn gà sinh trưởng và phát triển lên đến nghìn con.

Ngoài việc hỗ trợ gà giống, thức ăn cho gà, tổ chức Malteser International còn phối hợp với cán bộ Trường Đại học Nông-Lâm Huế và Trạm Khuyến nông-Khuyến lâm các huyện hướng dẫn bà con cách làm chuồng trại, cách cho gà ăn, cách chăm sóc, phòng bệnh cho gà...

Chị Bling Thị A Keo, tổ trưởng Câu lạc bộ Trồng trọt, thôn Tà Vàng, xã Atiêng cho biết: "Trước đây đồng bào nuôi gà nhưng nuôi theo kiểu nhỏ lẻ, chủ yếu thả rông, không chuồng trại, không chăm sóc nên gà thường phát triển kém và dễ bị dịch bệnh. Nhưng nay, có cán bộ huyện xuống hướng dẫn cách nuôi, cách làm chuồng trại, cách tiêm phòng dịch cho gà nên đàn gà đã phát triển tốt, không bị dịch bệnh".

Đánh giá về những lợi ích mà mô hình này, ông Blúp Ấmlòng, Phó Chủ tịch UBND xã Atiêng cho biết, mô hình nuôi gà thả vườn dễ làm, ít tốn công lao động, vốn đầu tư lại ít, có thể tận dụng những thức ăn khoai, bắp, sắn sẵn có trong gia đình. Đây được xem là một trong những mô hình kinh tế mới giúp bà con miền núi xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống. Hơn thế, từ việc tiếp cận mô hình đã giúp bà con thay đổi tư duy canh tác của mình từ manh mún nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp bao đời nay sang phát triển kinh tế hàng hóa, thị trường.

                                                                                 Lưu Hương