Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bên cạnh đó, theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời; Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ Công Thương về quy định phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mặt trời thì không có quy định việc phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh khi lắp và bán điện mặt trời, quá trình đăng ký, ký hợp đồng mua bán điện cũng không quy định cần có giấy đăng ký kinh doanh.
Theo ý kiến của ông Ngoãn, việc khuyến khích người dân đã lắp điện mái nhà (công suất thấp chỉ 5-10Kw) để vừa sử dụng, vừa bán tăng thêm thu nhập hộ gia đình nay lại yêu cầu bổ sung đăng ký kinh doanh là không hợp lý.
Ngoài ra, việc quy định đơn vị sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, các cơ sở thờ tự, chùa chiền có đăng ký bán điện cho EVN không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh là chưa có sự công bằng.
Ông Ngoãn đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cụ thể quy định về việc đối tượng phải thực hiện đăng ký kinh doanh điện mặt trời mái nhà.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau trả lời vấn đề này như sau:
"Hoạt động phát điện, truyền tải, phân phối, bán buôn, bán lẻ, tư vấn chuyên ngành điện lực" là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (được quy định tại Phụ lục IV, ban hành kèm theo Luật Đầu tư năm 2020);
Tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 4/1/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, quy định:
"Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương".
Như vậy, tổ chức, cá nhân có đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Về loại hình đăng ký kinh doanh có thể đăng ký hộ kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp.
Chinhphu.vn