• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hồ sơ thanh toán chênh lệch chi phí khám bệnh BHYT

(Chinhphu.vn) - Ông Đỗ Hưng (TP. Hà Nội) làm thủ tục thanh toán lại phần chi phí khám bệnh vượt quá 6 tháng lương cơ sở trong năm. Theo quy định của cơ quan BHXH, ông phải cung cấp hóa đơn gốc của bệnh viện. Hiện ông Hưng mua thêm bảo hiểm sức khỏe của một công ty bảo hiểm khác và công ty cũng yêu cầu phải có hóa đơn gốc.

22/12/2016 08:02

Ông Hưng hỏi, ông phải làm thế nào để được thanh toán ở 2 nơi cơ quan BHXH và công ty bảo hiểm?

Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:

Căn cứ Điều 15 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế, Tài chính; Điểm 2, Điều 16 Quyết định số 1399/QĐ-BHXH; Điều 2 Quyết định số 919/QĐ- BHXH, Quyết định số 1399/QĐ-BHXH và Quyết định số 488/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT bao gồm:

- Các thủ tục giấy tờ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC.

-  Giấy ra viện.

- Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan).

Theo quy định tại Mục 4 Công văn số 4262/BHXH-CSYT ngày 28/10/2016 của BHXH Việt Nam, người bệnh được thanh toán lại phần chênh lệch vượt quá 6 tháng lương cơ sở (7.260.000 đồng) và được cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm kể từ thời điểm nhận hồ sơ đề nghị của người bệnh.

Như vây, BHXH TP. Hà Nội giữ hóa đơn bản chính của bệnh nhân để làm căn cứ thanh toán phần chênh lệch vượt quá 6 tháng lương cơ sở theo đúng quy định.

Chinhphu.vn