• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hòa Bình thích ứng an toàn với dịch bệnh, từng bước phục hồi kinh tế-xã hội

(Chinhphu.vn) - Đến nay, tỉnh Hòa Bình cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, tạo cơ sở thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

21/08/2022 13:10
Hòa Bình thích ứng an toàn với dịch bệnh, từng bước phục hồi kinh tế-xã hội - Ảnh 1.

Tình Hòa Bình lập 2 chốt phòng, chống dịch khu vực giáp ranh với Hà Nội

Theo ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, năm 2021, trong bối cảnh cả nước phải đối mặt với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 với diễn biến phức tạp, nguy hiểm hơn, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng đã xuất hiện các ca nhiễm trong cộng đồng, làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, xã hội, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. 

Trước tình hình đó, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản của tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; đồng thời kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện "mục tiêu kép", vừa quyết liệt phòng, chống, khống chế dịch bệnh, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Qua đó, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước; GRDP bình quân đầu người đạt 60,9 triệu đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 5.615 tỷ đồng, bằng 111% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.218 triệu USD. Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, môi trường kinh doanh từng bước được cải thiện. Trong năm 2021, có 44 dự án đầu tư trong nước được cấp mới với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt gần 35.000 tỷ đồng, tăng 105,2% so với cùng kỳ năm trước; có 461 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm trước.

Toàn tỉnh có thêm 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã về đích nông thôn mới đến cuối năm 2021 đạt 65 xã, chiếm 50,4% tổng số xã; số tiêu chí nông thôn mới trung bình trên một xã đạt 15,5 tiêu chí.

Đã có 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020, nâng tổng số huyện đạt chuẩn nông thôn là 3 huyện, thành phố, bằng 30% tổng số huyện, thành phố.

Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân từng bước được cải thiện, công tác phòng, chống dịch bệnh được chú trọng, chủ động giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19.

An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được quan tâm thực hiện, đời sống của nhân dân được cải thiện. Tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,36%, từ 8,6% năm 2020 xuống còn 6,24% vào năm 2021; tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,51%.

Các chính sách hỗ trợ đối với người lao động, hộ kinh doanh, người sử dụng lao động và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 tiếp tục được chú trọng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.

Hòa Bình thích ứng an toàn với dịch bệnh, từng bước phục hồi kinh tế-xã hội - Ảnh 2.

Hòa Bình cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tạo cơ sở thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh minh họa

Cũng theo ông Nguyễn Văn Toàn, bước sang năm 2022, phòng, chống dịch COVID-19 được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành. 

UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, liên tục, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố phải luôn bám sát tình hình, yêu cầu thực tiễn để chủ động có biện pháp phù hợp phòng, chống dịch theo phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19" theo đúng tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Kế hoạch số 208/KH-UBND ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh, từng bước "bình thường hóa" với dịch bệnh.

Đến nay, tỉnh Hòa Bình cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo an sinh xã hội, tạo cơ sở thuận lợi để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh ước đạt 5,13%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 3.256,8 tỷ đồng, bằng 84% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 51% so với Nghị quyết HĐND tỉnh, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước.

Giá trị xuất khẩu ước đạt 702,63 triệu USD, tăng 21,38% so với cùng kỳ năm trước, bằng 48,9% so với kế hoạch năm. Có 29 dự án đầu tư trong nước được quyết định chủ trương đầu tư, nâng tổng số dự án đầu tư trên toàn tỉnh lên 681 dự án; có 255 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký khoảng 7.350 tỷ đồng.

Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được đẩy mạnh; các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng dịch bệnh được quan tâm thực hiện. Các lĩnh vực văn hóa xã hội được chú trọng. Công tác đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và đạt nhiều kết quả khá. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng được bảo đảm.

Vũ Phong