• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư.

07/10/2019 17:41

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư, bảo đảm tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư được quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải cho biết: Mạng lưới đường sắt quốc gia Việt Nam được xây dựng và khai thác hơn một thế kỷ, toàn mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 07 tuyến chính và 12 tuyến nhánh với tổng chiều dài đường chính tuyến 2.703km, 612km đường ga và đường nhánh, trải dài trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố.

Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư bao gồm cả đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt được chia thành 02 loại: Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trực tiếp liên quan đến chạy tàu và tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không trực tiếp liên quan đến chạy tàu.

Việc xây dựng Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do nhà nước đầu tư là thực sự cần thiết nhằm cụ thể hóa các quy định của pháp luật đối với việc quản lý, sử dụng khối tài sản này; xác định rõ chủ thể quản lý, khai thác, sử dụng khối tài sản này và tổ chức thực hiện để quản lý, khai thác hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật.

Minh Hiển