• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020"

(Chinhphu.vn) - Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020".

19/06/2012 15:34

Mục tiêu chung của Đề án cần nhấn mạnh việc tạo cho người dân có ý thức tự học và nhu cầu học tập để trở thành người công dân tốt - Ảnh minh họa

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020 tại Thông báo số 218/TB-VPCP.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện đề án theo hướng: mục tiêu chung của Đề án cần nhấn mạnh việc tạo cho người dân có ý thức tự học và nhu cầu học tập để trở thành người công dân tốt, học để có nghề nghiệp và lao động ngày càng có hiệu quả, học để làm cho mình và người xung quanh hạnh phúc, học để góp phần phát triển địa phương và đất nước, đóng góp cho nhân loại. Rà soát các mục tiêu cụ thể bảo đảm tính phù hợp, khả thi, không trùng lặp với các đề án khác đang triển khai.

Ngoài ra cũng cần làm rõ đối tượng của Đề án và nguyên tắc triển khai cho từng đối tượng, lưu ý đối với những người ngoài độ tuổi lao động, người khuyết tật; làm rõ mô hình học tập, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức; công nhân lao động trong các doanh nghiệp; lao động nông thôn.

Đối với giải pháp thực hiện Đề án cần tập trung vào 3 nhóm cơ sở giáo dục tham gia vào giáo dục cho mọi người: các cơ sở giáo dục chính quy tham gia vào giáo dục không chính quy; các cơ sở giáo dục ngoài nhà trường; các cơ sở có chức năng giáo dục, đào tạo của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Trong đó, chú trọng lựa chọn mô hình hoạt động, tạo cơ chế và xác định trách nhiệm đối với các trung tâm học tập cộng đồng, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp của các tổ chức hội.

Về cơ chế tài chính của Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu cần xác định theo hướng hỗ trợ cho người học, có phân biệt theo địa bàn, trình độ người học, nội dung học tập; trước mắt xác định cho giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Rà soát lại các tiểu đề án, đảm bảo tính phù hợp, khả thi; xác định rõ nội dung của tiểu đề án, vai trò của các cơ quan, tổ chức được giao chủ trì tiểu đề án.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010 và báo cáo tại Hội nghị dự thảo Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 năm 2012.

Trên cơ sở đánh giá, tổng kết tại Hội nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Phương Hiển

Tin liên quan:

> Tiếp tục hoàn thiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020”

> Trình Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 trong tháng 5

> Chung sức xây dựng xã hội học tập thường xuyên, học tập suốt đời