• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hoàn thiện phương pháp lựa chọn ưu tiên đầu tư hạ tầng

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện phương pháp luận lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên trong đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng Quốc gia trọng điểm thuộc tất cả các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

31/12/2013 17:37
Ảnh minh họa

Phương pháp lựa chọn này được áp dụng trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ; đồng thời là căn cứ trong quá trình hợp tác với các Nhà tài trợ để huy động các nguồn vốn hợp pháp nhằm triển khai các dự án đảm bảo tiến độ phê duyệt.

Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hợp tác với Ngân hàng thế giới, hoàn thiện và phổ biến phương pháp lựa chọn ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng trong năm 2014 - 2015 để xây dựng danh mục ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng Quốc gia trọng điểm trong kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

Được biết, trong thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo Phương pháp lựa chọn và ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng trọng điểm ở Việt Nam.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 của Việt Nam đề xuất có 11 ưu tiên. Phương pháp sẽ tập trung vào 6 ưu tiên là tái cơ cấu nền kinh tế để cải thiện chất lượng và tính cạnh tranh; phát triển các ngành kinh tế và các ngành công nghiệp; phát triển văn hóa, công bằng xã hội và bảo trợ xã hội; bảo vệ môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu; phát triển vùng và các khu vực đô thị, nông thôn một cách bền vững; huy động và sử dụng một cách hiệu quả các nguồn lực để xây dựng hạ tầng cơ sở hiện đại...

Hà Phương