Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Thuận trả lời như sau:
Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH 2014: “Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng,…
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;…”.
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật BHXH 2014 nêu trên thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Về hợp đồng lao động, căn cứ Điều 15 Bộ luật Lao động 2012: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động”.
Khái niệm hợp đồng khoán việc: Là sự thoả thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thoả thuận.
Căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định thì xem xét, áp dụng Điểm c, Khoản 1, Điều 22 Bộ luật Lao động 2012.
Những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài thì không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động.
Lưu ý không giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên.
Trường hợp của công ty ông Đặng Thanh Liên, cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến bị xử phạt hành chính.