• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn giải quyết chế độ lao động dôi dư

(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (TP. Hà Nội) và Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên Sông Mã (tỉnh Thanh Hóa) giải quyết chế độ lao động dôi dư khi doanh nghiệp cổ phần hóa theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP.

09/07/2012 16:26

Cụ thể về 2 trường hợp người lao động của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ thì đối tượng áp dụng chính sách lao động dôi dư là người lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP trước ngày 21/4/1998.

Trường hợp ông Trần Minh Sơn chuyển về Tổng công ty Xây dựng Hà Nội làm việc theo chế độ hợp đồng lao động từ tháng 5/2004 đến nay thì thời điểm tuyển dụng lần cuối tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội là tháng 5/2004. Tương tự, trường hợp ông Vũ Ngọc Tuấn thời điểm tuyển dụng lần cuối tại Tổng công ty Xây dựng Hà Nội là tháng 3/2009.

Khi cổ phần hóa Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, cả 2 trường hợp trên không thuộc đối tượng áp dụng chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 91/2010/NĐ-CP. Việc giải quyết chế độ đối với 2 trường hợp trên thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.

Đối với trường hợp của Công ty TNHH một thành viên Sông Mã, theo quy định tại Điều 1 và điểm a khoản 5 Điều 10 Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20/8/2010 của Chính phủ thì chế độ lao động dôi dư quy định tại Nghị định này được áp dụng đối với công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được chuyển đổi từ công ty Nhà nước nhưng chưa giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/5/2002, Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004, Nghị định số 110/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ nay tiếp tục sắp xếp lại; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt phương án giải quyết lao động dôi dư theo nguyên tắc một lần đối với từng công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Sông Mã trong quá trình sắp xếp trước đây đã giải quyết chính sách lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP, vì vậy, về nguyên tắc Công ty không thuộc đối tượng được tiếp tục áp dụng Nghị định số 91/2010/NĐ-CP.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức, công dân

Tin liên quan:

>> Hướng dẫn một số chính sách đối với người lao động dôi dư