• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn quy đổi điểm học tập theo tín chỉ

(Chinhphu.vn) - Ông Đinh Bẩy Long (Hà Nội) tốt nghiệp Đại học Kỹ thuật công nghiệp - Đại học Thái Nguyên năm 2013. Khoá học của ông được đào tạo theo hệ thống tín chỉ nên bảng điểm học tập cuối khoá được tính theo thang điểm của hệ thống đào tạo này.

17/07/2014 10:02

Khi ông Long tham gia thi tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội thì cơ quan tuyển dụng lại tính điểm học tập toàn khoá theo hình thức tính điểm trung bình cộng các môn. Ông Long đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn việc quy đổi điểm học tập đối với trường hợp của ông.

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo giải đáp như sau:

Ngày 15/8/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT về Quy  chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ và được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012. Các cơ sở đào tạo đã tổ chức thực hiện quy chế này.

Ngày 25/11/2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 7972/BGDĐT-GDĐH gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chuyển đổi tương đương kết quả học tập toàn khoá đại học, cao đẳng giữa đào tạo theo học chế tín chỉ và niên chế (thang điểm 10) để các sở, ban, ngành của các địa phương làm căn cứ đối chiếu kết quả học tập của sinh viên được tính theo 2 quy chế, đảm bảo tính công bằng đối với các ứng viên dự tuyển.

Cách thức quy đổi điểm

Hiện nay, các trường đại học, cao đẳng đang tổ chức và quản lý đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 (Quy chế 25) và Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT (Quy chế 43).

Theo Quy chế 25, khối lượng học tập của sinh viên được tính theo đơn vị học trình, kết quả học tập được tính theo thang điểm 10 và kết quả học tập toàn khoá là điểm trung bình chung học tập (TBCHT).

Theo Quy chế 43, khối lượng học tập của sinh viên được tính theo thang điểm chữ (A, B, C, D, F) sau đó quy sang thang điểm 4 (4, 3, 2, 1, 0) và kết quả học tập toàn khoá là điểm trung bình chung tích luỹ (TBCTL).

Kết quả học tập của sinh viên theo thang điểm 10 và theo thang điểm 4 đều thống nhất theo hạng tốt nghiệp và quy đổi theo bảng dưới đây:

TT

Xếp hạng tốt nghiệp

Điểm TBCHT (Quy chế 25)

Điểm TBCTL (Quy chế 43)

1

Xuất sắc

Từ 9,0 đến 10

Từ 3,6 đến 4,0

2

Giỏi

Từ 8,0 đến cận 9,0

Từ 3,2 đến cận 3,6

3

Khá

Từ 7,0 đến cận 8,0

Từ 2,5 đến cận 3,2

4

Trung bình khá

Từ 6,0 đến cận 7,0

5

Trung bình

Từ 5,0 đến cận 6,0

Từ 2,0 đến cận 2,5

Căn cứ vào bảng trên, các đơn vị tuyển dụng đối chiếu hạng tốt nghiệp và quy đổi kết quả học tập giữa 2 Quy chế để đảm bảo tính công bằng trong so sánh đối với các ứng viên dự tuyển.

Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho biết, về cách tính điểm học tập và điểm tốt nghiệp trong việc tuyển dụng cán bộ, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đang thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ.

Chinhphu.vn