• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn thủ tục khai thác gỗ rừng trồng

(Chinhphu.vn) - Khi khai thác rừng trồng là rừng sản xuất, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không thực hiện thủ tục theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg đã sửa đổi mà chỉ áp dụng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT.

22/04/2018 07:02

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Đắk Nông) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số quy định về khai thác gỗ rừng trồng như sau:

Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 40 Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng có nêu: Thẩm quyền cho phép khai thác rừng trồng trường hợp rừng trồng đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước thì những khu rừng mà chủ rừng là hộ gia đình do UBND cấp huyện cho phép.

Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản có nêu: Trước khi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ chủ rừng là hộ gia đình gửi bản kê lâm sản đến UBND cấp xã.

Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 1/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất đã thay thế Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg và cũng đã có Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT.

Bà Hạnh đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, trong thời gian hai văn bản 186/2006/QĐ-TTg, 21/2016/TT-BNNPTNT còn hiệu lực, cụ thể là từ ngày 28/11/2016 đến ngày 14/12/2016, nếu chủ rừng là hộ gia đình được giao rừng sản xuất là rừng trồng, khi chủ rừng khai thác gỗ thì áp dụng theo Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT và chủ rừng chỉ báo cáo đến UBND xã có đúng không?

Chủ rừng áp dụng theo Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT còn các cơ quan khác như Kiểm lâm hay Công an lại căn cứ Quyết định 186/2006/QĐ-TTg để xử phạt chủ rừng, vậy trong trường hợp này bên nào thực hiện đúng?

Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến về vấn đề này như sau:

Thực hiện Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 về việc quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, trong đó đã không quy định các nội dung: Xây dựng phương án khai thác rừng, hồ sơ thiết kế khai thác và các thủ tục về đăng ký khai thác…, như tại Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế quản lý rừng.

Như vậy, khi khai thác rừng trồng là rừng sản xuất, chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không thực hiện thủ tục theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg đã sửa đổi mà chỉ áp dụng theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 21/2016/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản, cụ thể: Gửi bảng kê lâm sản đến UBND cấp xã để giám sát trong quá trình thực hiện là đúng quy định.

Chinhphu.vn