• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nguyễn Nguyên Thảo (Lâm Đồng) đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con của bà khi có bố đẻ là người Pháp và đã được Lãnh sự quán Pháp xác nhận khai sinh.

08/06/2016 10:02

Theo phản ánh của bà Thảo, con của bà tên là Dizian Victor Nguyen, sinh ngày 25/6/2015, có bố đẻ là người Pháp. Trong khi chờ cấp Giấy Chứng nhận kết hôn, chồng bà Thảo đã tới Lãnh sự Pháp để đăng ký khai sinh cho cháu bé và ngày 21/7/2015, con bà Thảo đã được cấp bản sao giấy khai sinh từ phía Đại sứ quán Pháp.

Ngày 26/4/2016, bà Thảo nhận được Giấy Chứng nhận kết hôn, sau đó, bà đã đi làm Giấy khai sinh và thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam cho con. Tuy nhiên, bà được cho biết, do con của bà đã nhập quốc tịch Pháp nên không thể nhập quốc tịch Việt Nam. Bà Thảo đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hướng dẫn việc nhập quốc tịch Việt Nam cho con của bà.

Về vấn đề này, Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng trả lời như sau:

Qua xem xét tại Bộ phận Một cửa tiếp nhận hồ sơ về quốc tịch, đến nay Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng chưa nhận được bất kỳ hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam có tên Dizian Victor Nguyen.

Theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 về điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam:

“1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;

c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;

d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;

đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.

2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam”.

Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

- Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.

- Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế.

- Bản khai lý lịch.

- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài.

Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Giấy tờ chứng minh trình độ Tiếng Việt.

- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam.

- Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.

Những người được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này thì được miễn các giấy tờ tương ứng với điều kiện được miễn.

Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Vì vậy, trong trường hợp bà Nguyễn Nguyên Thảo có nguyện vọng xin nhập quốc tịch cho con, đề nghị bà liên hệ với Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng để được hướng dẫn theo quy định pháp luật về quốc tịch.

Chinhphu.vn