• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Huyện Đắc Hà : Điều tiết lao động nhàn rỗi thu hoạch cà phê niên vụ 2010-2011

Đắc Hà là vùng trồng cà phê tập trung của tỉnh Kon Tum với khoảng gần 7.000 héc ta cà phê kinh doanh, tập trung chủ yếu ở các xã Hà Mòn, thị trấn Đắc Hà và xã Đắc Mar. Hiện nay, cà phê ở Đắc Hà đã bắt đầu vào vụ thu hoạch. Những năm trước đây, vào thời điểm này có hàng nghìn lao động từ các địa phương khác trong cả nước đổ về đây làm công thu hái cà phê.

27/10/2010 14:18

Việc tập trung lao động nhiều nơi cùng tập trung trên địa bàn vừa gây nhiều khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc quản lý, dễ gây mất an ninh trật tự, đồng thời các doanh nghiệp và hộ gia đình phải chi ra hàng trăm triệu đồng để trả tiền nhân công, trong lúc lực lượng lao động nhàn rỗi trên địa bàn lại không có công ăn việc làm, đặc biệt là lao động ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tôc thiểu số.
Nhằm giúp các lao động nhàn rỗi này có công ăn việc làm, có thu nhập, UBND huyện Đắc Hà đã chủ trương điều tiết lao động ở các địa bàn nhàn rỗi này tham gia thu hoạch cà phê cùng các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn trong niên vụ cà phê 2010-2011.
Để số lao động này có kỹ năng thu hái cà phê không làm ảnh hưởng đến chất lượng phát triển vườn cây niên vụ sau, UBND huyện giao phòng Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) phối hợp với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các xã trên địa bàn tổ chức tập huấn thu hái cà phê cho bà con. Ưu tiên số lao động trong độ tuổi, lao động là thanh niên nam, nữ người đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã trong huyện tham gia.
Anh Nguyễn Quang Thiện, Phó phòng LĐTB&XH huyện Đắc Hà cho biết, hiện đã có bảy xã trên địa bàn gồm: xã Đắc Mar, ĐắcHring, ĐăcUi, ĐắcPxy, Ngoc Wang, Ngọc Réo, Đắc La lập danh sách người lao động tham gia tập huấn thu hái cà phê về phòng, với số lượng 700 lao động. Số lao động này được phân chia thành các lớp tập huấn; mỗi lớp học cấp tốc trong thời gian hai ngày tại nhà cộng đồng hoặc nhà rông các thôn để nắm được kỹ thuật thu hái cà phê do các cán bộ khuyến nông và Chi cục Bảo vệ thực vật huyện hướng dẫn.
Hiện tại, 7/7 doanh nghiệp trồng cà phê trên và các hộ gia đình có diện tích từ năm héc ta cà phê kinh doanh trở lên trên địa bàn đã cam kết sử dụng số lao động này. Mỗi người đều được ký hợp đồng lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động. Giá sàn quy định hái một tạ cà phê tươi là 42.000 đồng. ( Với mức giá này, theo một chủ hộ trồng cà phê ở xã Hà Mòn thì mỗi lao động bình thường một ngày có thu nhập khoảng từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày, sau khi trừ chi phí ăn uống. Đây là mức thu nhập cao so với lao động nông thôn ở vùng sâu vùng xa).
Ông Nguyễn Thành Trung, Phó chủ tịch UBND huyện Đắc Hà cho biết: Đắc Hà là vùng đất cà phê. Cây cà phê Đắc Hà có sản lượng và chất lượng cao không hề thua kém các tỉnh khác ở Tây Nguyên, kể cả ở thủ phủ cà phê Đắc Lắc. Tuy nhiên cà phê ở đây chưa có thương hiệu là do bà con chưa chú trọng đến khâu thu hoạch. Do không được hướng dẫn kỹ thuật, nên khi hái cà phê, người dân Đắc Hà thường tuốt cả cành; quả chín, quả xanh lẫn lộn. Bên cạnh đó, do tình trạng thiếu lao động nên nhiều gia đình phải tổ chức thu hoạch sớm khi cà phê chưa chín rộ để kịp thời vụ... đã một phần làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê Đắc Hà.
Để khắc phục tình trạng này, hướng đến xây dựng thương hiệu cà phê Đắc Hà, năm nay, chủ trương của huyện Đắc Hà chỉ cho phép các đơn vị, hộ gia đình cá nhân thu hoạch cà phê khi vườn cây đạt quả chín từ 95% trở lên. Các lô cà phê chín không đều chấp nhận thu hoạch từ hai đến ba lần, kiên quyết không thu hái cà phê chưa đủ độ chín theo quy định.
Ông Trung cũng cho biết thêm, năm nay là năm đầu tiên huyện Đắc Hà thí điểm điều tiết lao động trong khâu thu hoạch cà phê. Mục đích của việc làm này là nhằm nâng cao chất lượng trên địa bàn; tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo và thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn huyện.
Để khuyến khích người lao động tham gia thu hái cà phê, UBND huyện đã trích ngân sách hỗ trợ thêm cho các lớp tập huấn; hỗ trợ dụng cụ như bạt hái cà phê, bao tay cho người lao động. Đồng thời giao trách nhiệm cho cán bộ xã, thôn giám sát các đơn vị và cá nhân trên địa bàn trong việc sử dụng lao động. Kiên quyết không sử dụng các lao động chưa được tập huấn vào việc thu hái cà phê niên vụ 2010-2011, góp phần thực hiện Qyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn, đồng thời hướng tới xây dựng thương hiệu cà phê Đắc Hà./.
Đinh Sỹ Tạo