• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

IMF tiếp tục hạ triển vọng kinh tế toàn cầu

(Chinhphu.vn) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố báo cáo cập nhật về triển vọng kinh tế toàn cầu với nhận định, kinh tế toàn cầu năm 2016 dự kiến chỉ tăng 3,2%, thấp hơn 0,2% so với dự báo đưa ra hồi tháng 1/2016, sau đó sẽ tăng 3,7% vào năm 2017.

14/04/2016 18:34

Triển vọng kinh tế toàn cầu (% so với năm trước)

2015

2016

2017

Khác biệt so với dự báo 1/2016

2016

2017

GDP toàn cầu

3,1

3,2

3,7

-0,4

-0,3

Các nước phát triển

1,9

1,9

2,0

-0,3

-0,2

Mỹ

2,4

2,4

2,5

-0,4

-0,3

Khu vực euro

1,6

1,5

1,6

-0,1

-0,1

CHLB Đức

1,5

1,5

1,6

-0,1

0,1

CH Pháp

1,1

1,1

1,3

-0,4

-0,3

Italy

0,8

1,0

1,1

-0,3

-0,1

Tây Ban Nha

3,2

2,6

2,3

0,1

0,1

Nhật Bản

0,5

0,5

-0,1

-0,5

-0,5

VQ Anh

2,2

1,9

2,2

-0,3

0,0

Canada

1,2

1,5

1,9

-0,2

-0,5

Những nước phát triển khác *

2,0

2,1

2,4

-0,6

-0,5

Các nước đang phát triển

4,0

4,1

4,6

-0,4

-0,3

Cộng đồng các quốc gia độc lập

-2,8

-1,1

1,3

-1,6

-0,7

CHLB Nga

-3,7

-1,8

0,8

-1,2

-0,2

Không kể CHLB Nga

-0,6

0,9

2,3

-1,9

-1,7

Các nước đang phát triển châu Á

6,6

6,4

6,3

0,0

0,0

Trung Quốc

6,9

6,5

6,2

0,2

0,2

Ấn Độ

7,3

7,5

7,5

0,0

0,0

ASEAN 5 **

4,7

4,8

5,1

-0,1

-0,2

Các nước đang phát triển châu Âu

3,5

3,5

3,3

0,5

-0,1

Mỹ Latin và Caribbeans

-0,1

-0,5

1,5

-1,3

-0,8

Brazil

-3,8

-3,8

0,0

-2,8

-2,3

Mexico

2,5

2,4

2,6

-0,4

-0,5

Trung Đông, Bắc Phi ***

2,5

3,1

3,5

-0,8

-0,6

Saudi Arabia

3,4

1,2

1,9

-1,0

-1,0

Khu vực cận Sahara

3,4

3,0

4,0

-1,3

-0,9

Nigeria

2,7

2,3

3,5

-2,0

-1,0

CH Nam Phi

1,3

0,6

1,2

-0,7

-0,9

Giá dầu thế giới

-47,2

-31,6

17,9

-29,2

7,8

Giá hàng hóa khác

-17,5

-9,4

-0,7

-2,3

-1,0

Nguồn: IMF tháng 4/2016

(*): Không kể các nước G7 và khu vực euro;

(**): Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam;

(***): Kể cả Afghanistan và Pakistan.

Dự báo của IMF phản ánh tác động kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm kinh tế tăng trưởng thấp tại các nước xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Trung Quốc tăng chậm, kinh tế các nước xuất khẩu hàng hóa khác còn yếu ớt, nhất là tại các nước Mỹ Latin. Các nước nhập khẩu dầu hưởng lợi nhờ giá dầu thấp nhưng phải đối mặt với khó khăn tài chính. Giá dầu thấp cũng khiến kinh tế các nước phát triển tăng chậm do giá cả khó giảm tương ứng với giá dầu.

Tại báo cáo này, IMF nâng dự báo kinh tế năm 2017, chủ yếu nhờ đà phục hồi kinh tế tại các nước đang phát triển. Trong đó, các nước gặp khó khăn trong năm 2016-2017 như CHLB Nga, Brazil, các nước Trung Đông và Mỹ Latin được kỳ vọng sẽ tăng trở lại. 

Kinh tế Mỹ được dự báo tiếp tục tăng nhẹ nhờ cán cân thanh toán và thị trường nhà đất đều cải thiện, trong khi xuất khẩu khó khăn do USD tăng giá, đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tiếp tục giảm, một số khu vực kinh tế gặp khó khăn về tài chính, nhất là lĩnh vực dầu khí và một số ngành liên quan.

Kinh tế khu vực euro tiếp tục phục hồi nhẹ, do nhu cầu bên ngoài yếu ớt khi giá dầu giảm thấp. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng kinh tế yếu ớt do hậu quả của khủng hoảng, tình trạng già hóa dân số và một số yếu tố hỗ trợ khác tiếp tục cản trở năng suất lao động.

Tại Nhật Bản, đồng yen tăng giá trong những ngày gần đây và nhu cầu yếu ớt tại các nước mới nổi sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2016, nhưng giá năng lượng ở mức thấp và các biện pháp tăng thu ngân sách sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong thời gian sau đó khi các biện pháp nới lỏng tiền tệ sẽ thúc đẩy nhu cầu. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế tiếp tục yếu ớt trong giai đoạn trung hạn và dài hạn, chủ yếu do lực lượng lao động suy giảm.

Tình hình tại các nước phát triển khác có nhiều khác biệt, phần nào phản ánh tác động không đồng đều của xu hướng giá cả hàng hóa giảm thấp và các biện pháp tái cân bằng kinh tế tại Trung Quốc đến các nền kinh tế. Trong số này, kinh tế Vương quốc Anh được dự báo tăng từ 1,9% trong năm 2016 lên 2,2% trong năm 2017, nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh khi giá năng lượng giảm thấp và thị trường bất động sản tăng trở lại, góp phần hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp củng cố tài khóa và nguy cơ Vương quốc Anh rời Liên minh Châu Âu sau đợt trưng cầu dân ý vào tháng 6 tới đây.

Đà tăng GDP tại Trung Quốc có thể tiếp tục chậm dần, nhưng cao hơn dự báo đưa ra hồi tháng 10/2015 nhờ các chính sách kích thích kinh tế. Trong đó, hoạt động công nghiệp kỳ vọng tiếp tục tăng thấp, tình trạng dư cung giảm dần, nhất là trong lĩnh vực bất động sản và công nghiệp chế tạo. Khu vực dịch vụ được kỳ vọng cải thiện mạnh nhờ chủ trương thay đổi mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư sang tiêu dùng trong nước. Trong đó, thu nhập tăng cao, thị trường lao động lớn và cải cách cơ cấu sẽ hỗ trợ tiêu dùng và thúc đẩy quá trình tái cân bằng kinh tế.

Tại các nước khác trong khu vực châu Á, hoạt động kinh tế tiếp tục tăng cao. Trong đó, kinh tế Ấn Độ sẽ tăng 7,5% trong năm 2016-2017, không thay đổi so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2015, chủ yếu nhờ tiêu dùng tăng cao khi giá năng lượng thấp và thu nhập cải thiện.

Tại các nước ASEAN, GDP năm 2016 tại Malaysia và Việt Nam lần lượt tăng 4,4% và 6,3%, trong khi GDP năm 2016 tại Indonesia, Philippines và Thái Lan được kỳ vọng chỉ tăng khiêm tốn với kết quả lần lượt là 4,9%, 6,0% và 3%. Trong năm 2017, kinh tế khu vực này sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhu cầu trong nước tăng cao và hoạt động xuất khẩu sôi động trở lại. 

Tại các nước Mỹ Latin và Caribbean, GDP năm 2016 tiếp tục giảm năm thứ hai liên tiếp, nhưng sẽ phục hồi dần và tăng 1,5% vào năm 2017. Tình hình kinh tế tại phần lớn các nước trong khu vực tiếp tục cải thiện nhờ kinh tế Mỹ phục hồi mạnh, riêng các nước Nam Mỹ còn gặp khó khăn do giá hàng hóa giảm thấp gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Tại Brazil, sau khi giảm 3,8% trong năm 2015, GDP tiếp tục giảm thêm 3,8% trong năm 2016, do suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập, trong khi những bất ổn trong nước tiếp tục cản trở chính phủ trong việc đưa ra các biện pháp chính sách để cải thiện tình hình.  

Kinh tế tại cộng đồng các quốc gia độc lập được coi là rất yếu ớt do suy thoái tại CHLB Nga và tác động của nó đến các nước láng giềng, giá dầu thấp gây tác động tiêu cực đến các nước phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu. Kinh tế tại các nước trong khu vực này tiếp tục giảm 1,1% trong năm nay, sau đó sẽ phục hồi trở lại và tăng 1,3% vào năm 2017.

Kinh tế khu vực cận Sahara tiếp tục yếu ớt và chỉ tăng 3% trong năm nay, thấp hơn kết quả tăng 3,4% trong năm trước và thấp hơn 1,3% so với dự báo đưa ra cách đây 6 tháng. Sau đó, kinh tế khu vực này sẽ đạt mức tăng 4% vào năm 2017 nhờ giá hàng hóa tăng nhẹ và các biện pháp chính sách bắt đầu phát huy hiệu quả. Kinh tế tăng thấp hiện nay là do điều kiện quốc tế không thuận lợi, giá dầu và kim loại giảm, nhiều nước bị tác động tiêu cực của khó khăn tài chính toàn cầu.

Do giá dầu giảm đã đẩy giá cả các loại hàng hóa khác giảm theo, nên lạm phát năm 2016 tiếp tục giảm tại hầu hết các nước phát triển và dự báo sẽ thấp hơn mục tiêu đề ra của các ngân hàng trung ương.

Sau khi đứng yên trong năm 2015, lạm phát tại khu vực euro dự báo đứng ở tỉ lệ 0,4% trong năm 2016 và 1,1% vào năm 2017 nhờ chính sách nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, lạm phát trong giai đoạn trung hạn có nguy cơ chỉ tăng rất chậm chạp.

Tại Nhật Bản, lạm phát kỳ vọng giảm xuống -0,2% trong năm 2016 do giá năng lượng giảm thấp và đồng yen tăng giá trong những tháng gần đây. Tại Mỹ, lạm phát năm 2016 dự kiến ở mức 0,8%, tăng mạnh so với tỉ lệ 0,1% trong năm 2015 khi thị trường lao động bị thu hẹp. Trong giai đoạn trung hạn, lạm phát sẽ tại Mỹ sẽ tăng dần và chạm ngưỡng 2,2% như mục tiêu đề ra. Lạm phát trung bình tại các nước phát triển khác cũng sẽ đứng ở mức thấp hơn so với mục tiêu đề ra của ngân hàng trung ương, chủ yếu do giá dầu giảm thấp.

Loại trừ Venezuela, lạm phát tại các nước mới nổi và đang phát triển dự báo giảm và chỉ tăng 4,5% trong năm 2016, giảm 0,2% so với năm 2015, phản ánh xu hướng giá cả giảm thấp và nhiều đồng bản tệ bị mất giá trong năm 2015.

Lạm phát tại Trung Quốc dự kiến tiếp tục ở mức thấp và dao động quanh tỉ lệ 1,8% trong năm 2016, do giá hàng hóa giảm thấp, nhân dân tệ tăng giá nhẹ và nhu cầu trong nước yếu ớt.

Tại Ấn Độ, các biện pháp chính sách tiền tệ và thu nhập cải thiện tiếp tục hỗ trợ tiêu dùng và lạm phát có thể đạt mục tiêu tăng 5% trong sáu tháng đầu năm 2017, mặc dù thời tiết không thuận lợi có thể gây một số thiệt hại nhất định cho nền kinh tế.

Tại CHLB Nga, lạm phát phát dự kiến tiếp tục giảm từ tỉ lệ 15,5% trong 2015 xuống 8,4% trong năm nay.

Tại Brazil, lạm phát năm 2016 sẽ đứng ở mức 8,7%, giảm nhẹ từ tỉ lệ 9% trong năm 2015 khi các biện pháp quản lý giá cả và biện pháp phá giá bản tệ không còn phát huy tác dụng. 

Xuân Thanh