• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Indonesia cấm xuất khẩu quặng kim loại từ 2014

Ngày 11/2, sau các cuộc làm việc với giới doanh nghiệp khai mỏ, Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia đã quyết định cấm xuất khẩu quặng kim loại bắt đầu từ năm 2014.

11/02/2012 15:01
Quyết định này nêu rõ tất cả các loại kim loại thô, bao gồm vàng, bôxít, đồng, niken và sắt phải được xử lý trong nước như Luật Khoáng sản và Than năm 2009 quy định.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản Indonesia Widjajono Partowidag cho biết lệnh cấm xuất khẩu quặng kim loại nhằm tăng cường khả năng sản xuất kim loại của quốc gia, sử dụng các sản phẩm luyện kim dùng cho mục đích trong nước, dùng các sản phẩm phụ trong quá trình luyện kim làm nguyên liệu thô cho các ngành sản xuất hóa chất và phân bón cũng như tăng nguồn thu của đất nước.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Partowidag nêu rõ quyết định của bộ không bắt buộc tất cả các công ty khai mỏ đều phải xây dựng nhà máy luyện kim, mà có thể xử lý quặng khai thác được tại bất kỳ cơ sở luyện kim nào trong nước.
Quyết định này còn có tác dụng khuyến khích thu hút đầu tư tư nhân và nước ngoài vào xây dựng các cơ sở luyện kim ở Indonesia.
Thứ trưởng Partowidag cho biết Chính phủ Indonesia đang xem xét khả năng cung cấp một số ưu đãi cho hoạt động đầu tư này vì đây là các dự án đòi hỏi nhiều vốn và thời gian.
Chủ tịch Hiệp hội Khai thác mỏ Indonesia (PERHAPI) Irwandy Arif đã ủng hộ, song lưu ý quyết định cấm xuất khẩu quặng kim loại sẽ khó thực hiện được đầy đủ từ năm 2014, bởi thông thường để xây dựng và đưa nhà máy luyện kim vào hoạt động thương mại, một công ty cần tới 7-8 năm kể từ khi trình dự án để được phê duyệt.
Ông Irwandy Arif cho biết hiện mới có Công ty khai thác PT Aneka Tambang (Antam) thuộc sở hữu nhà nước có kế hoạch đầu tư 1,6 tỷ USD xây dựng một nhà máy chế biến hợp kim ferro-nickel ở tỉnh Bắc Maluku, có công suất sản xuất 27.000 tấn/năm, và dự định xây dựng thêm ba cơ sở luyện kim khác./.