• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Ngọc Thanh (nguyenngocthanh_mos@...), cán bộ Trung tâm Tâm lý học - Sinh lý lứa tuổi, Viện nghiên cứu Sư phạm thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đề nghị giải đáp về việc kéo dài tuổi nghỉ hưu theo Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP.

24/12/2013 18:11
Ảnh minh hoạ

Theo phản ánh của bà Thanh, Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định, giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khoẻ, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.

Bà Thanh hỏi, nghiên cứu viên chính, có trình độ tiến sĩ công tác tại Viện nghiên cứu Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thuộc đối tượng được kéo dài thời gian làm việc theo Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP không? Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/1/2013 còn Nghị định số 141/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/12/2013, vậy việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với trường hợp giáo viên nghỉ hưu từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 được áp dụng như thế nào?

Về nội dung bà Thanh thắc mắc, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 56 Luật Giáo dục đại học quy định, giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khoẻ, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học.

Như vậy, trường hợp bà Thanh nêu, nghiên cứu viên chính (mã ngạch 13.091) không phải là giảng viên chính (mã ngạch 15.110), giảng viên (mã ngạch 15.111) nên không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Giáo dục đại học.

Tạm thời kéo dài thời gian làm việc là 1 năm

Với trường hợp giáo viên nghỉ hưu từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013, vì Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/1/2013 trong khi chưa có các Nghị định hướng dẫn, để đảm bảo sự ổn định về số lượng, cơ cấu và chất lượng của đội ngủ giảng viên, đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ đến tuổi nghỉ hưu từ tháng 1/2013, vận dụng Nghị định số 71/2000/NĐ-CP ngày 23/11/2000 của Chính phủ quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức đến độ tuổi nghỉ hưu, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạm thời kéo dài thời gian làm việc là 1 năm cho những giảng viên này nếu đáp ứng quy định tại Điều 2 của Nghị định 71/2000/NĐ-CP.

Theo đó, điều kiện kéo dài thêm thời gian công tác của cán bộ, công chức là cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức thực sự có nhu cầu; cán bộ, công chức tự nguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân