• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kết nối tín dụng xanh - khu công nghiệp xanh

(Chinhphu.vn) - Chiều 9/5, tại Đà Nẵng, Ngân hàng Nhà nước khu vực 9 phối hợp với Thời báo Ngân hàng tổ chức diễn đàn "Kết nối tín dụng xanh - khu công nghiệp xanh".

09/05/2025 20:55
Kết nối tín dụng xanh - khu công nghiệp xanh- Ảnh 1.

Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú phát biểu - Ảnh: VGP/Minh Trang

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, tín dụng xanh tại Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi, cơ hội để phát triển, nhờ có các định hướng, quy định rất rõ ràng. 

NHNN đã ban hành hàng loạt chính sách và văn bản hướng dẫn nhằm khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của tín dụng xanh. Không dừng lại ở đó, NHNN còn tích cực hợp tác chặt chẽ với các tổ chức quốc tế để xây dựng danh mục 12 lĩnh vực xanh ưu tiên, tạo ra một khung tham chiếu rõ ràng cho các hoạt động tín dụng xanh…

Dưới sự chỉ đạo của NHNN, từ chỗ chỉ có 15 tổ chức tín dụng tham gia năm 2017, đến nay đã có 50 đơn vị phát sinh dư nợ, tốc độ tăng trưởng bình quân dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2017-2024 đạt trên 22%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng chung cho nền kinh tế.

Đáng chú ý, một số ngân hàng còn chủ động nghiên cứu, cập nhật các chuẩn mực tiên tiến của quốc tế về tín dụng xanh, quản lý rủi ro môi trường-xã hội và rủi ro khí hậu, từng bước tiệm cận với các thông lệ tốt nhất trên thế giới.

"Tuy nhiên, tỉ lệ tín dụng xanh trên tổng dư nợ tín dụng mới chiếm khoảng 4,6%, cho thấy tín dụng xanh tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng. 

Việc thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ sự hình thành và nhân rộng các khu công nghiệp xanh vẫn còn đối diện với không ít thách thức do các điều kiện để được công nhận là khu công nghiệp xanh hiện nay chưa được hướng dẫn cụ thể.

Danh mục, ngành, lĩnh vực xanh chưa được thống nhất áp dụng chung trên cả nước nên các ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng. Hơn nữa, việc cạn quỹ đất và thiếu vùng đệm để phát triển cũng là một trong khó khăn để nhân rộng các khu công nghiệp xanh…", Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho hay.

Thông tin tại diễn đàn cho biết tại Việt Nam, khái niệm khu công nghiệp sinh thái (xanh) được thể chế hóa lần đầu tiên tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018. Từ năm 2014 một số tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Cần Thơ, TPHCM, Đồng Nai...) đã có chủ trương chuyển đổi các khu công nghiệp truyền thống sang mô hình khu công nghiệp xanh.

Đến nay đã có nhiều khu công nghiệp tham gia và triển khai thành công. Trong số 290 khu công nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, có khoảng 1-2% trong số đó đang thực hiện các bước trở thành khu công nghiệp sinh thái (xanh), con số này vẫn tiếp tục tăng lên.

Kết nối tín dụng xanh - khu công nghiệp xanh- Ảnh 6.

Toàn cảnh diễn đàn - Ảnh: VGP/Minh Trang

Ông Lê Anh Xuân, Giám đốc NHNN khu vực 9 cho hay, đến cuối tháng 3/2025, đã có 30 chi nhánh, tổ chức tín dụng trên địa bàn khu vực 9 phát sinh dư nợ tín dụng xanh với tổng dư nợ đạt khoảng 10.482 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng trên gần 2% trong tổng dư nợ, trong đó tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỉ trọng 35,51%). Lãi suất cho vay các lĩnh vực xanh ngắn hạn bình quân phổ biến từ 4-7%/năm, trung và dài hạn bình quân từ 9-11%/năm.

Theo ông Lê Anh Xuân, trong thời gian tới, để dòng vốn tín dụng thực sự trở thành động lực cho chuyển đổi xanh, NHNN chi nhánh khu vực 9 sẽ tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện Đề án phát triển ngân hàng xanh, có các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn xanh, qua đó tăng tỉ trọng tín dụng xanh trong tổng dư nợ, đặc biệt là các đối tượng thuộc danh mục phân loại xanh.

Đồng thời tiếp tục triển khai chương trình kết nối ngân hàng-doanh nghiệp, chỉ đạo các tổ chức tín dụng xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thân thiện với môi trường...

Đề xuất giải pháp "xanh hóa" các khu công nghiệp và khu kinh tế (KCN, KKT), ông Lê Quang Triều, Phó Trưởng Ban Quản lý các KKT và KCN tỉnh Quảng Nam đề xuất một số biện pháp triển khai kết nối hiệu quả, đó là thành lập quỹ tín dụng xanh riêng cho các KCN xanh; ban hành tiêu chí đánh giá KCN xanh rõ ràng, cụ thể để hỗ trợ xét duyệt tín dụng nhanh chóng, trong đó chú trọng ưu tiên ngành nghề có công nghệ tiên tiến, có tính liên kết tạo chuỗi giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu (tăng tỉ lệ nội địa hoá, giảm gia công lắp ráp).

Hình thành các tổ hợp ngành nghề, sản phẩm công nghiệp xanh; xây dựng cơ chế chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý môi trường và dòng vốn và tăng cường hợp tác công-tư để đồng hành trong phát triển bền vững.

Minh Trang