• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kết quả nổi bật trong công tác CCHC của UBND huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang

(Chinhphu.vn) - Vừa qua, Đoàn Kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023 tỉnh Kiên Giang đã có cuộc làm việc với UBND huyện Vĩnh Thuận.

20/08/2023 15:39
Kết quả nổi bật trong công tác CCHC của UBND huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang - Ảnh 1.

Đoàn Kiểm tra công tác cải cách hành chính tỉnh Kiên Giang làm việc với UBND huyện Vĩnh Thuận - Ảnh: VGP/LS

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện Đoàn Kiểm tra cải cách hành chính năm 2023 của tỉnh, ông Võ Minh Trung, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, Phó Trưởng Đoàn kiểm tra đánh giá cao những kết quả của UBND huyện Vĩnh Thuận đạt được trong 6 tháng đầu năm 2023 về cải cách hành chính như: Huyện ủy, HĐND, UBND huyện luôn quan tâm chỉ đạo, quán triệt, kịp thời cụ thể hoá và ban hành văn bản chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC). 

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch công tác CCHC ngay từ đầu năm; tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện. Ban Chỉ đạo CCHC của huyện đã tổ chức họp định kỳ để chỉ đạo các phòng ban chuyên môn và UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Hiện nay, cấp huyện là 251 thủ tục, cấp xã là 147 thủ tục. Số TTHC liên thông cùng cấp: 11 thủ tục (lĩnh vực đất đai). Số TTHC liên thông giữa cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã: 36 thủ tục. Tỉ lệ TTHC đã được phê duyệt quy trình nội bộ chiếm 93,62%. 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của huyện đã tiếp nhận giải quyết 1.210, trong đó: trước hạn chiếm 90,58%, trong hạn chiếm 7,02%, trễ hẹn 0,58%, rút lại hồ sơ chiếm 1,82%, trong đó lĩnh vực đất đai: tiếp nhận và giải quyết 1.049 hồ sơ liên thông với Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh (trên dịch vụ công 543 hồ sơ, trực tiếp 506 hồ sơ), đã giải quyết đúng, trước hạn 866 hồ sơ. 

Kết quả nổi bật trong công tác CCHC của UBND huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang - Ảnh 2.

Huyện Vĩnh Thuận nâng cao các hoạt động đối thoại, giải đáp thắc mắc giữa lãnh đạo các cấp với tổ chức, cá nhân về TTHC - Ảnh: VGP/LS

Ông Mai Thanh Bình, Trưởng phòng Cải cách hành chính và Tổ chức phi Chính phủ (Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang) đánh giá, trong 6 tháng đầu năm 2023, UBND huyện đề ra 34 nhiệm vụ trọng tâm, kết quả tổ chức triển khai thực hiện được 19/34 nhiệm vụ, đạt 55% theo kế hoạch đề ra.

Toàn huyện có 169 cán bộ, công chức cấp xã. Trong đó, có 95% cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, chính trị đạt chuẩn theo quy định. Việc bố trí chức danh, số lượng những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ấp đảm bảo số lượng, chức danh theo quy định. Hiện có 98 người hoạt động không chuyên trách cấp xã, trình độ chuyên môn, chính trị cơ bản đạt chuẩn quy định. Người hoạt động không chuyên trách ở ấp, khu phố hiện có 109 người.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập từng bước ổn định, hoạt động hiệu quả. Có 38/38 đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý, sử dụng tài sản công. 

Trong đó, có 2 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; 2 đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; 34 đơn vị ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Chỉ đạo thực hiện tốt việc công khai dự toán, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, các cơ quan, đơn vị thực hiện sử dụng chữ ký số, thư điện tử công vụ để trao đổi công việc giữa cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn thông tin; đã hoàn thiện kết nối liên thông 3 cấp và kết nối liên thông với Chính phủ. 

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được áp dụng đồng bộ, đến nay 100% các cơ quan, đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ của công dân, tổ chức, doanh nghiệp trên hệ thống phần mềm dịch vụ công của tỉnh, tỷ lệ giải quyết hồ sơ sớm và đúng hạn đạt trên 95%. Các phần mềm chuyên ngành được các phòng, ban, cơ quan thuộc UBND huyện và UBND xã, thị trấn sử dụng hiệu quả.

Triển khai Đề án 06, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp huyện; chỉ đạo cấp xã ban hành kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp xã và thành lập 54/54 tổ công nghệ cộng đồng ở khu dân cư, trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn người dân sử dụng các ứng dụng công nghệ thông minh, thương mại điện tử, dịch vụ hành chính công; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng một số nền tảng số… hỗ trợ, hướng dẫn, người dân tiếp cận, sử dụng kỹ năng số để nâng cao chất lượng cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến được duy trì, đảm bảo công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện với 08 điểm cầu cấp xã và giữa huyện với tỉnh và Chính phủ.

Lê Sơn