• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khi nào áp dụng quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn?

(Chinhphu.vn) - Đơn vị ông Đặng Xuân Thủy (Quảng Ninh) đã có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu có giá trị 200 triệu đồng theo hình thức chào hàng cạnh tranh, tuy nhiên tại quyết định không ghi rõ theo hình thức thông thường hay rút gọn. Vậy, đơn vị có được thực hiện theo quy trình rút gọn không?

19/08/2016 07:02

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Khoản 2, Điều 57 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 1, Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 1 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Theo đó, trường hợp gói thầu mua sắm hàng hoá thuộc trường hợp nêu trên được áp dụng quy trình rút gọn kể cả trong trường hợp kế hoạch lựa chọn nhà thầu không ghi rõ là áp dụng quy trình rút gọn hay thông thường.

Chinhphu.vn