Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 79 Luật Cán bộ, công chức thì công chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 71/2023/NĐ-CP), hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm tương xứng với kỷ luật về Đảng.
Trường hợp bị xử lý kỷ luật về Đảng bằng hình thức cao nhất thì cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật xem xét, quyết định xử lý kỷ luật hành chính bằng hình thức cao nhất nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 13, Điều 14, Điều 19 Nghị định này; nếu không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý.
Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc xác định hình thức kỷ luật hành chính tương xứng với hình thức xử lý kỷ luật về Đảng cao nhất thì cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng xử lý kỷ luật để tham mưu; tham khảo ý kiến bằng văn bản của tổ chức Đảng ra quyết định xử lý kỷ luật đảng viên trước khi quyết định.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp ông Phan Lĩnh Cương nêu nếu được xác định thuộc một trong các trường hợp theo quy định thì cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc.
Chinhphu.vn