• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khi nào được kéo dài dự án mà không bị phạt?

(Chinhphu.vn) - Công ty ông Nguyễn Hoàng Hải (Bình Định) được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy chế biến gỗ, trong đó quy định tiến độ đầu tư xây dựng dự án là 18 tháng kể từ ngày chấp thuận chủ trương đầu tư.

03/07/2023 17:02

Tuy nhiên, qua 18 tháng, dự án chưa hoàn thành. Ông Hải nộp hồ sơ xin điều chỉnh tiến độ đầu tư xây dựng dự án kéo dài 24 tháng.

Ông Hải hỏi, công ty ông có bị xử phạt theo Điểm c Khoản 2 Điều 17 và Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28/12/2021 không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm d Khoản 3 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu việc "kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu".

Tại Khoản 4 Điều 41 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: "Đối với dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư không được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đầu tư quá 24 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu...".

Như vậy, để xác định hành vi vi phạm hành chính và thời hiệu xử phạt cần căn cứ vào thời điểm nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư. Theo đó:

- Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư trước khi hết thời hạn ghi tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Trường hợp nhà đầu tư nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư sau khi hết thời hạn thực hiện dự án ghi tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.

- Trường hợp đã hết thời hạn ghi tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư mà nhà đầu tư không thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP.

Chinhphu.vn