• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

(Chinhphu.vn) - Xác định rõ việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương, Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa đã thực hiện nhiều giải pháp, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian kiểm soát chi để đưa nhanh nguồn vốn đến với các dự án, công trình.

21/03/2023 15:17
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa góp phần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công - Ảnh 1.

Rút ngắn thời gian kiểm soát chi để đưa nhanh nguồn vốn đến với các dự án, công trình.

Tuyệt đối không để tồn đọng hồ sơ thanh toán mà không có lý do

Tổng nguồn vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Khánh Hòa được Thủ tướng Chính phủ giao hơn 7.014 tỷ đồng. Trong đó, cấp tỉnh sẽ quản lý hơn 6.082 tỷ đồng, cấp huyện quản lý 932 tỷ đồng.

Với nguồn vốn được giao, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung phân bổ vốn cho các dự án có tính chất lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội như: xây dựng bệnh viện; đường xá; sửa chữa và nâng cao an toàn của các đập ngăn mặn…

Là cơ quan thực hiện kiểm soát và giải ngân nguồn vốn, ngay từ đầu năm, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Khánh Hòa đã chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện cải cách hành chính, đề ra các giải pháp để rút ngắn thời gian kiểm soát chi theo quy định của KBNN.

Đồng thời, KBNN Khánh Hòa đã linh hoạt áp dụng 2 phương thức "thanh toán trước, kiểm soát sau", "kiểm soát trước, thanh toán sau" đối với từng hợp đồng thanh toán và quy định cụ thể từng khung giờ đối với việc tiếp nhận – kiểm soát – luân chuyển chứng từ chi ngân sách. Đối với các hợp đồng thực hiện theo hình thức "hợp đồng trọn gói", KBNN Khánh Hòa cũng lưu ý các chủ đầu tư khi thanh toán không nhất thiết phải có xác nhận khối lượng hoàn thành chi tiết.

Đặc biệt, KBNN Khánh Hòa đã quán triệt toàn thể công chức chấp hành tốt kỷ luật, kỷ cương công vụ; tuân thủ thời gian giải quyết hồ sơ, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư; lấy khách hàng làm trung tâm, đối tượng phục vụ; tuyệt đối không để tồn đọng hồ sơ thanh toán mà không có lý do…

Tuy nhiên, theo báo cáo từ KBNN Khánh Hòa, mặc dù đã nỗ lực thực hiện các giải pháp từ đầu năm, nhưng cũng như nhiều địa phương trong cả nước, tỉnh Khánh Hòa cũng đang gặp một số khó khăn trong công tác giải ngân vốn đầu tư nên trong 2 tháng đầu năm, toàn tỉnh mới giải ngân được trên 234 tỷ đồng, đạt trên 3,3% kế hoạch vốn được giao. 

Tiếp tục đẩy mạnh giao dịch trên dịch vụ công trực tuyến

Quyết tâm góp phần cùng địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phấn đấu hết năm ngân sách 2023, tỷ lệ giải ngân của cả tỉnh đạt 100%, KBNN Khánh Hòa đang tiếp tục cải cách hành chính, công khai quy trình tiếp nhận, kiểm soát, luân chuyển hồ sơ, chứng từ chi NSNN qua cổng dịch vụ công trực tuyến của KBNN.

Đồng thời, KBNN Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với các sở, ban, ngành để đảm bảo sự thống nhất trong triển khai thực hiện, lập hồ sơ thanh toán, giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường vai trò kiểm soát thanh toán; thực hiện tốt công tác thông tin, báo cáo chính quyền các cấp kịp thời điều hành, quản lý NSNN.

Tuy nhiên, cũng theo KBNN Khánh Hòa, thanh quyết toán vốn đầu tư qua KBNN là khâu cuối cùng của quy trình giải ngân vốn đầu tư công. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch được giao, các cấp, các ngành và các chủ đầu tư, ban quản lý dự án cần làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án, nâng cao tính sẵn sàng và tính khả thi, khả năng triển khai thực hiện dự án. Đặc biệt, các cấp, các ngành của địa phương cần khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch vốn năm 2023 cho các nhiệm vụ, dự án. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp cho việc giải ngân vốn được đẩy nhanh.

KL