• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khởi công xây dựng cầu đường sắt Đuống mới

(Chinhphu.vn) - Sáng 22/7, Bộ GTVT phối hợp với UBND TP. Hà Nội đã khởi công dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa khởi công xây dựng cầu đường sắt Đuống mới gồm cầu đường sắt và cầu đường bộ bằng vốn Ngân sách nhà nước. Cầu Đuống cũ sẽ phá dỡ sau khi cầu mới hoàn thành

22/07/2023 14:03
Khởi công xây dựng cầu đường sắt Đuống mới với gần 1.850 tỷ đồng - Ảnh 1.

Lễ khởi công dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) - Ảnh: VGP/PT

Giảm ùn tắc cho cửa ngõ Thủ đô

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy thông tin, dự án cầu đường sắt và đường bộ Đuống mới có ý nghĩa quan trọng với hệ thống giao thông vận tải quốc gia. Bởi cửa ngõ phía đông bắc của Thủ đô vẫn tồn tại cầu Đuống cũ đi chung đường sắt-đường bộ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông và thường xuyên ùn tắc. Chính vì vậy, Chính phủ đã cân đối nguồn lực để xây dựng dự án cầu đường sắt Đuống mới.

Việc chuẩn bị đầu tư xây dựng được Bộ GTVT chuẩn bị chu đáo, bảo đảm mỹ quan, kỹ thuật. Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với UBND TP. Hà Nội, Hội Kiến trúc sư để lựa chọn thi tuyển thiết kế.

Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy yêu cầu, Ban Quản lý dự án đường sắt (chủ đầu tư) chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư, huy động đầy đủ máy móc, trang thiết bị để tập trung thi công bảo đảm tiến độ đề ra, đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội đánh giá việc triển khai xây dựng cầu Đuống mới là cấp bách, dự án đầu tư xây dựng cầu Đuống mới giúp phân bổ giao thông bắc- nam sông Đuống, giảm ùn tắc giao thông, thúc đẩy phát triển đô thị phía bắc sông Hồng nói riêng, của Thủ đô Hà Nội nói chung. 

Đây cũng là dự án có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống giao thông Thủ đô, UBND thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các sở, ngành và UBND các quận, huyện liên quan phối hợp với chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và các công việc liên quan để dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng.

Khởi công xây dựng cầu đường sắt Đuống mới với gần 1.850 tỷ đồng - Ảnh 3.

Phối cảnh cầu sông Đuống trong tương lai - Ảnh: Ban QLDA đường sắt

Dự kiến hoàn thành năm 2025

Thông tin chi tiết về dự án, ông Vũ Hồng Phương, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) cho biết, hạng mục cầu đường sắt và đường dẫn có điểm đầu khoảng km9+075, điểm cuối khoảng km10+075 (lý trình đường sắt hiện hữu), dài 1.000 m; tim cầu mới cách tim cầu Đuống cũ về phía thượng lưu khoảng 16,5 m, trùng vị trí dự kiến đầu tư xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên-Ngọc Hồi.

Trong đó, cầu đường sắt gồm 6 nhịp dầm thép và dàn thép dài 280 m, được xây dựng bảo đảm cho đường sắt đơn khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm; tốc độ thiết kế 80 km/h. Khổ giới hạn thông thuyền được phân kỳ đầu tư với tĩnh không thông thuyền 7 m, giai đoạn hoàn thiện là 9,5 m; tĩnh không đường chui dưới cầu bảo đảm trên 4,75 m. Cầu có bố trí đường người đi bộ 1 bên phải tuyến (phía hạ lưu cầu).

Đường hai đầu cầu đường sắt dài 720 m là đường sắt cấp 2-đường sắt lồng; đường đơn khổ lồng 1.000 mm và 1.435 mm; tốc độ thiết kế 80 km/h.

Còn hạng mục cầu đường bộ và đường dẫn có điểm đầu tại nút giao đầu cầu Đuống cũ trên đường Ngô Gia Tự, thuộc địa phận quận Long Biên; điểm cuối tại nút giao giữa đường Hà Huy Tập với đường Phan Đăng Lưu, thuộc địa phận huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.

Hạng mục cầu đường bộ và đường dẫn có phạm vi đầu tư bao gồm tuyến chính chiều dài khoảng 700 m và nút giao hai đầu cầu; tim cầu cách tim cầu Đuống cũ khoảng 100 m về phía hạ lưu (phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt).

Trong đó, cầu đường bộ vượt sông Đuống dài 382 m, được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, kết hợp hệ dây văng; phân kỳ xây dựng 1 đơn nguyên theo quy hoạch, bề rộng cầu dẫn là 16,0 m, bề rộng cầu chính là 18,5 m (bao gồm phần neo).

Phần đường dẫn dài 318 m, trong giai đoạn hoàn chỉnh là đường chính đô thị, vận tốc thiết kế 80 km/h, bảo đảm chiều rộng 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe hỗn hợp; giai đoạn phân kỳ có quy mô 4 làn xe cơ giới.

Theo Ban Quản lý dự án Đường sắt, Dự án nâng cấp tuyến vận tải thủy sông Đuống (cầu đường sắt Đuống) có tổng mức đầu tư 1.848,62 tỷ đồng (trong đó chi phí giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 là 650,82 tỷ đồng) bằng nguồn ngân sách nhà nước, dự kiến dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Sau khi hoàn thành cầu Đuống mới, cầu Đuống hiện nay sẽ được phá bỏ để tạo luồng đường thủy cho tàu thuyền qua lại dễ dàng, hạn chế các vùng nước xoáy.

Hành lang đường thủy số 1 dài 250 km qua sông Đuống, bắt đầu từ Quảng Ninh tới cảng Việt Trì trên sông Lô, cũng đã được đầu tư, nâng cấp. Tuy nhiên, trên hành lang này, hiện có cầu Đuống được xây dựng từ năm 1902 với công năng kết hợp giao thông đường bộ và đường sắt (tuyến Hà Nội-Đồng Đăng), có tĩnh không thấp, chỉ đạt 2,8 m tại thời điểm nước cao; bề rộng khoang thông thuyền nhịp giữa chỉ khoảng 26 m. Đây là điểm nghẽn, làm tăng thời gian, chi phí vận tải bằng đường thủy từ các tỉnh phía bắc đến các cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh.

Phan Trang