• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khởi tố, bắt giam 9 nguyên lãnh đạo, cán bộ ngân hàng

(Chinhphu.vn) – Cơ quan điều tra đã tống đạt các quyết định, bắt tạm giam ông Hoàng Văn Toàn, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hành Đại Tín, tiền thân của VNCB, ông Trần Sơn Nam, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín và 7 thành viên của Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín

11/01/2017 17:16

TTXVN dẫn thông tin từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và tham nhũng (C46) cho biết, thực hiện Quyết định khởi tố tại tòa của phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án thất thoát hơn 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), tối 10/1, Cơ quan điều tra đã tống đạt các quyết định, bắt tạm giam ông Hoàng Văn Toàn (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hành Đại Tín, tiền thân của VNCB) và ông Trần Sơn Nam (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín).

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm của xét xử vụ án thất thoát hơn 9.000 tỷ tại Ngân hàng Xây dựng, Hội đồng xét xử đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng" đối với Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín gồm ông Hoàng Văn Toàn và các thành viên tham gia duyệt cấp tín dụng cho Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc.

Hội đồng xét xử nhận định, Hội đồng tín dụng ngân hàng gồm ông Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác tham gia duyệt cấp tín dụng hai hồ sơ vay Công ty Đại Hoàng Phương và Công ty Thịnh Quốc tổng số tiền 650 tỷ đồng, chấp nhận sử dụng tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa số 130 lô số 3 khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại khu sân vận động Chi Lăng, Hải Châu, Đà Nẵng.

Hai khoản vay trên gây thiệt hại hơn 470 tỷ cho Ngân hàng Đại Tín.

Ngoài ông Toàn và ông Sơn, 7 thành viên của Hội đồng tín dụng Ngân hàng Đại Tín cũng bị bắt tạm giam. Tất cả đã bị C46 di lý Hà Nội để phục vụ điều tra.

Liên quan đến vụ việc, ngày 10/1, tại phiên xét xử phúc thẩm vụ án thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM giữ quyền công tố tại tòa đã đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm bác toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 25 bị cáo.

Theo bản án sơ thẩm, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín, ông Phạm Công Danh đã mua lại cổ phần của nhóm cổ đông Phú Mỹ và lên nắm quyền kiểm soát, tái cấu trúc Ngân hàng Đại Tín khi đang làm ăn thua lỗ (âm vốn 2.854 tỷ đồng, lỗ lũy kế trên 6.000 tỷ đồng) và đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Nắm quyền tại Ngân hàng này, Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội.

Tính đến thời điểm khởi tố vụ án (ngày 26/7/2014), dưới sự điều hành của Phạm Công Danh, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam đã bị âm vốn hơn 18.000 tỷ đồng. Phạm Công Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 9.000 tỷ đồng.

Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Phạm Công Danh 30 năm tù giam, tính từ ngày 29/7/2014; buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh liên đới bồi thường hơn 6.000 tỷ đồng cả gốc và lãi cho Ngân hàng Xây dựng Việt Nam.

Hội đồng xét xử sơ thẩm cũng tuyên phạt các bị cáo Phan Thành Mai 22 năm tù, Mai Hữu Khương 20 năm tù, Hoàng Đình Quyết 19 năm tù. 32 bị cáo còn lại phạm tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" hoặc "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” lĩnh mức án thấp nhất là 3 năm tù treo (thời gian thử thách 5 năm) đến cao nhất là 9 năm tù giam.

Sau phiên tòa sơ thẩm, trong số các bị cáo và người có liên quan, 25 bị cáo đã kháng cáo bản án sơ thẩm.

* Trước đó, ngày 30/6/2016, Văn phòng Trung ương Đảng có Công văn số 1452-CV/VPTW gửi: Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương; Bí thư Ban cán sự Đảng TAND Tối cao; Bí thư Ban cán sự đảng Viện KSND Tối cao; Trưởng Ban Nội chính Trung ương - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng thông báo ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam.

Công văn nêu rõ, tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày 18/4/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã kết luận: “Cần tập trung chỉ đạo xử lý một số vụ án tham nhũng kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; tài liệu, chứng cứ chắc đến đâu xử lý đến đó, sau đó điều tra xử lý tiếp nhằm tạo sự lan tỏa và chuyển biến tích cực trong phát hiện, xử lý tham nhũng”.

Với tinh thần đó, đối với vụ án xảy ra tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xây dựng Việt Nam (gọi tắt là "Vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm"), Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Ban cán sự Đảng TAND Tối cao, Bí thư Ban cán sự đảng Viện KSND Tối cao chỉ đạo các cơ quan chức năng và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương điều tra, sớm kết thúc để nhanh chóng đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình xử lí, cần tuân thủ theo quy định của pháp luật, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, bảo đảm nghiêm minh, đúng người, đúng tội.