• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không chuẩn hóa rất khó hội nhập

(Chinhphu.vn) - Nếu sinh viên không có vốn tiếng Anh và các kỹ năng cần thiết để có thể học được chương trình nước ngoài thì chúng ta không thể hội nhập, các trường đại học không thể ký được thỏa thuận tương đương chương trình với các trường nước ngoài.

31/12/2013 18:04
Ông Nguyễn Xuân Vang
Cục trưởng Cục  đào tạo với nước ngoài (Bộ GDĐT) Nguyễn Xuân Vang đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ về vấn đề chuẩn hóa trong giáo dục đại học phù hợp với chuẩn quốc tế.

Một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện được điều này là chương trình của các trường ĐH được quốc tế công nhận, chuyển đổi tự do giữa các trường với nhau, công nhận các tín chỉ của nhau.

“Muốn được như thế thì chương trình của mình phải đổi mới, tất nhiên là những gì của Việt Nam mình thì phải giữ, còn những gì cập nhật về chương trình môn học, nội dung, kiến thức, kỹ năng của nước ngoài thì mình phải đổi mới để bắt kịp với họ, họ mới công nhận mình. Ví dụ, ở trong trường Đại học Hà Nội, nơi trước kia tôi làm Hiệu trưởng, những chương trình của mình được Mỹ, Anh, Australia công nhận là tương đương, sinh viên của mình học 3 năm ở Việt Nam xong có thể sang học tiếp năm cuối ở nước bạn và họ cấp bằng cho mình. Đó là hội nhập”, ông Vang nói.

Ông Vang cho biết thêm từ năm 2002, Đại học Hà Nội đã ký thỏa thuận với nhiều trường ĐH nước ngoài. Sinh viên của ĐH Hà Nội được phép chuyển điểm sang nước ngoài, lấy bằng nước ngoài và chuyển điểm đó về Việt Nam để nhận bằng của trường. Như vậy trong 4 năm có thể lấy 2 bằng. Sinh viên quốc tế đến Việt Nam cũng lấy được tín chỉ để mang về trường nước ngoài, và được công nhận.

Để thực hiện được như vậy, Đại học Hà Nội  dành 1 năm để bồi dưỡng tiếng Anh cho sinh viên muốn lấy bằng quốc tế. Người học phải được từ 500 điểm TOEFL trở lên theo chuẩn quốc tế.

Về thực tế công nhận bằng cấp giáo dục của Việt Nam tại nước ngoài, ông Vang cho biết Việt Nam và các nước đã có những hiệp định công nhận bằng cấp của nhau. Vì vậy, bằng đại học ở Việt Nam ra nước ngoài đa phần vẫn được các nước công nhận qua việc chúng ta gửi học viên cao học ra nước ngoài học, 90% du học sinh du học tự túc ở Việt Nam vẫn được công nhận về bằng cấp.

Xu thế hiện nay các trường đại học của Việt Nam đang xây dựng các chương trình tiên tiến tương đương với chuẩn quốc tế. Hiện nay có hơn 400 chương trình liên kết với nước ngoài ở Việt Nam. Những chương trình này chủ yếu do người học đóng góp kinh phí, một số do Nhà nước tài trợ, có chương trình do cả Việt Nam và nước ngoài xây dựng. Nhưng quan trọng nhất vẫn là hiệu trưởng và đội ngũ giáo viên có muốn đổi mới hay không, ông Vang cho biết.

Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh phân đại học theo hướng nghiên cứu, hướng thực hành để khắc phục tình trạng hầu hết các trường đại học của chúng ta chỉ đào tạo bậc cử nhân, chỉ có 70-80 trường được đào tạo tiến sĩ. Qua đó khắc phục dần tình trạng người học phần lớn chỉ lấy bằng để thăng tiến, chính sách của Nhà nước vẫn căn cứ vào học hàm, học vị của cán bộ để bổ nhiệm đã khiến việc “sính bằng cấp” ngày càng nghiêm trọng, việc học, nghiên cứu không chỉ là hình thức.

Nhật Nam