• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không đăng ký kết hôn, chia tài sản thế nào?

(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Mai (Hà Nội) hỏi: Tôi lấy chồng từ tháng 10/2013 nhưng đến nay vẫn chưa đăng ký kết hôn thì chúng tôi có được công nhận là vợ chồng không? Nếu không muốn sống chung nữa thì chúng tôi có phải làm thủ tục gì không?

28/03/2014 08:02

Ảnh minh họa

Bà Mai cũng muốn được biết chồng bà có quyền gì đối với nhà đất mà bà đã mua và đứng tên từ năm 2012? Nếu bà Mai đăng ký kết hôn, thì khi ly hôn chồng bà có được chia nhà đất này không?

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Mai hỏi như sau:

Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức chung.

Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Theo quy định tại điểm c Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì, kể từ ngày 1/1/2001 trở đi, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để giải quyết như sau:

- Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha mẹ ly hôn.

- Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.

Cụ thể, trường hợp bà Nguyễn Thị Mai đã lấy chồng từ tháng 10/2013 nhưng đến nay chưa đăng ký kết hôn, nên chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vì thế, nếu hai người không muốn chung sống với nhau nữa thì có thể tự thỏa thuận chia tay. Nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận vợ chồng. Tài sản riêng của bà Mai có trước khi chung sống (bao gồm nhà đất đã mua năm 2012) vẫn thuộc quyền sở hữu của bà Mai.

Nếu hai người đủ điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân, quan hệ vợ chồng được xác lập, tồn tại tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Khi ly hôn, áp dụng quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó. Tài sản chung của vợ chồng (gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung) về nguyên tắc được chia đôi.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.