• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không để hình thành các điểm nóng về tội phạm

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP yêu cầu thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong cả nước tiếp tục mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm; kiên quyết, kiên trì tấn công, truy quét, không để hình thành các điểm nóng về tội phạm, làm giảm các loại tội phạm đang nổi lên.

02/05/2013 14:44

Tiếp tục mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm - Ảnh minh họa

Để tăng cường công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong thời gian tới, Phó Thủ tướng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP, cấp ủy, chính quyền thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong cả nước huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Địa phương nào để tội phạm lộng hành thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, trước hết là thủ trưởng cơ quan Công an, phải chịu trách nhiệm.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục mở các đợt cao điểm trấn áp tội phạm; nghiên cứu và có giải pháp ngăn chặn sử dụng loại hình kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Tăng cường phối hợp giữa lực lượng Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án trọng điểm, nhất là các vụ liên quan tham nhũng, ma túy, tiền chất, buôn lậu, môi trường, an toàn thực phẩm.

Qua đó, tìm ra nguyên nhân, sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, xã hội, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm tham nhũng.

Cùng với đó, nghiên cứu vận dụng rộng rãi mô hình tổ công tác liên ngành 141 của Công an thành phố Hà Nội và tổ công tác liên ngành 622 của Công an Thành phố Hồ Chí Minh; tăng cường tuần tra, kiểm soát, tổ chức tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát đặc nhiệm, Cảnh sát trật tự; có cơ chế đưa ra kiểm điểm trước dân đối với một số loại tội phạm nhằm tăng cường giáo dục phòng ngừa chung.

Kiểm soát chặt hoạt động mua bán người, buôn lậu hàng hóa

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Công an, Quân đội, Hải quan, Hàng không, tổ chức Công đoàn, người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất... trong phòng ngừa, phát hiện tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền trực tiếp, nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cảnh giác và giáo dục về gương người tốt, việc tốt cho nhân dân; tổ chức ký cam kết tới từng hộ gia đình, từng đơn vị cơ sở không tham gia hoạt động tội phạm.

Các địa phương phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, nhất là các lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm dễ phát sinh tội phạm.

Tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm, nhất là đối với các nước có đường biên giới chung với Việt Nam; kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn hoạt động mua bán người, buôn lậu hàng hóa, chất ma túy, tiền chất qua biên giới.

Trong Quý I/2013, công tác phòng, chống tội phạm có chuyển biến rõ rệt, đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án đạt cao hơn, đã khẩn trương điều tra, khám phá nhanh nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng, triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm.

Tuy nhiên, tình hình an ninh, trật tự và hoạt động của tội phạm còn tiềm ẩn phức tạp, có xu hướng hoạt động mạnh trở lại; hoạt động của các băng nhóm lưu manh, côn đồ sử dụng vũ khí, hung khí gây án vẫn diễn ra phức tạp, còn gây tâm lý lo lắng cho nhân dân; tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn cờ bạc, sử dụng công nghệ cao có xu hướng gia tăng; số vụ chống người thi hành công vụ và tàng trữ, sử dụng vũ khí trái phép đang có dấu hiệu diễn biến phức tạp hơn.

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn ra nghiêm trọng; tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển ma tuý tổng hợp có chiều hướng gia tăng...

Quốc Hà