• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không được đóng BHXH theo mức lương thấp hơn trong hợp đồng

(Chinhphu.vn) - Theo quy định tại khoản 2, Điều 94 Luật BHXH, đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

03/03/2014 15:02
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Thành Huy (huythanhgemco@...) đang làm việc tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm 2014, nhằm giảm số tiền đóng BHXH, công ty của ông dự kiến giảm trừ mức lương cơ bản của những nhân viên có mức lương cơ bản ghi trong hợp đồng lao động cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2014. Việc giảm trừ được công ty thực hiện bằng cách tạo ra 1 khoản phụ cấp mới cộng gộp với mức lương cơ bản mới.

Ông Huy hỏi, nếu công ty làm như vậy thì có vi phạm quy định về tiền lương đóng BHXH không?

Luật sư Lê Văn Đài, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề ông Huy hỏi như sau:

Theo quy định tại khoản 2, Điều 94 Luật BHXH về tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH bắt buộc, đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Căn cứ Điều 91, Điều 92, Điều 102 Luật BHXH; Điều 13 Luật BHYT, mức đóng BHXH hàng tháng đối với người sử dụng lao động và người lao động được tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động và tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN từ tháng 1/2014 được thực hiện như sau:

Năm

Người sử dụng lao động (%)

Người lao động (%)

Tổng cộng (%)

BHXH

BHYT

BHTN

BHXH

BHYT

BHTN

Từ 1/1/2014 trở đi

18

3

1

8

1,5

1

32,5

Theo hướng dẫn của BHXH, mức tiền lương, tiền công tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động ở các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), phải đảm bảo ở mức:

- Đối với lao động chưa qua đào tạo làm việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận thì mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

- Đối với lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc lao động tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề) thì mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 2; khoản 1 Điều 3 Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ và Điều 2 Thông tư số 33/2013/TT-BLĐTBXH ngày 16/12/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, kể từ ngày 1/1/2014, áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) như sau:

- Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.

- Mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.

- Mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.

- Mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

Trường hợp nếu doanh nghiệp thực hiện như ông Nguyễn Thành Huy phản ánh, thì sẽ vi phạm quy định về đóng BHXH bắt buộc, BHTN không đúng mức quy định và nếu bị phát hiện, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ, phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính; đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng và số tiền lãi của số tiền BHXH, BHTN chưa đóng.

Về nguyên tắc, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động giảm, mức đóng BHXH, BHYT, BHTN giảm, thì mức hưởng các chế độ BHXH sẽ giảm tương ứng.

Để đảm bảo quyền lợi BHXH, ông Huy hoặc tập thể người lao động có thể thông qua tổ chức công đoàn cơ sở kiến nghị với chủ doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, mức đóng BHXH.

Luật sư Lê Văn Đài

VPLS Khánh Hưng – Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.