• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ sau chương trình tin tức

(Chinhphu.vn) - Hiện nay một số trang tin xã hội đưa tin mỗi ngày có 25-30 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân đáng kể do lạm dụng bia, rượu và cũng ngay trong trang tin đó lại quảng cáo khuyến mại sử dụng bia...

28/07/2015 16:02

Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khoá XIII, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Tiên, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang chất vấn Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch như sau: "Bộ trưởng có suy nghĩ gì về việc quảng cáo tràn lan khuyến khích sử dụng bia trong khi lạm dụng bia là một trong những nguyên nhân dẫn đến gần 9.000 người tử vong mỗi năm do tai nạn giao thông (TNGT). Người quảng cáo có phần nào trách nhiệm trước xã hội trong vấn đề này không?".

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trả lời Đại biểu Nguyễn Văn Tiên như sau:

Quảng cáo bia, rượu tràn lan là một yếu tố dẫn đến TNGT

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đồng tình với ý kiến của Đại biểu Nguyễn Văn Tiên về việc hiện nay một trong những nguyên nhân gây TNGT là do lạm dụng bia, rượu tràn lan, không theo đúng định hướng quản lý cũng là một yếu tố dẫn đến việc lạm dụng bia, rượu. Do đó, cần thiết phải hạn chế hoạt động quảng cáo đối với loại hàng hoá này để góp phần làm giảm nguy cơ gây TNGT, đặc biệt là quảng cáo trên các trang tin xã hội nói riêng và trên các phương tiện quảng cáo nói chung.

Nhận thức rõ vấn đề đó, với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu Quốc hội và Chính phủ ban hành Luật Quảng cáo (Luật số 16/2012/QH13), theo đó thì "Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên" là một trong những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cấm quảng cáo (Điều 7 Luật Quảng cáo). Đây là một trong những thành công của Luật Quảng cáo trong việc cấm quảng cáo đối với rượu có nồng độ cao, trong khi khoản 4 Điều 109 Luật Thương mại năm 2005 quy định rượu có nồng độ cồn từ 30 độ trở lên mới cấm quảng cáo thương mại.

Ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, theo đó Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành địa phương trong quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về quảng cáo trên phạm vi cả nước; Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng...).

Để thực thi các quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn về lĩnh vực quảng cáo, thời gian qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra tại các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong công tác tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo; theo dõi các hoạt động quảng cáo của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp và hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông theo dõi hoạt động quảng cáo tại các cơ quan Phát thanh, Truyền hình, đặc biệt là quảng cáo tại các khung "giờ vàng" nhằm kịp thời phát hiện các sai phạm, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật đối với việc quảng cáo rượu, bia (năm 2014, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã xử lý hành vi vi phạm quảng cáo rượu của Công ty Thái Dương đối với sản phẩm Rượu Rockmen12 có nồng độ cồn trên 15 độ).

Bên cạnh đó, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã kịp thời ban hành một số văn bản:

- Tiêu chí Văn hoá giao thông đường bộ theo Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 9/10/2013 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

- Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 6/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.

- Công văn số 468/VHCS-QC ngày 18/9/2014 của Cục Văn hoá cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đề nghị Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình, Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan Phát thanh và Truyền hình các tỉnh/thành nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Quảng cáo, kiểm soát chặt chẽ các nội dung quảng cáo trước khi phát sóng và tăng cường kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ quảng cáo.

Siết quảng cáo rượu, bia trên tất cả các phương tiện

Với nỗ lực thực thi các nội dung của Luật Quảng cáo về cấm quảng cáo rượu trên 15 độ và hạn chế quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ thì theo đánh giá chung, công việc này đã góp phần vào việc giảm thiểu tình trạng TNGT.

Theo thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, số vụ TNGT trong năm 2013 đã giảm 5,19% so với năm 2012, số người chết do TNGT giảm 0,58%, số người bị thương giảm 9,36%. Năm 2013, TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương và là năm thứ hai số người chết vì TNGT tiếp tục giảm xuống dưới 10.000 người. Trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn quốc xảy ra 11.179 vụ TNGT, làm chết 4.478 người, làm bị thương 10.149 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 1.648 vụ (12,85%), giảm 211 người chết (4,5%), giảm 2.114 người bị thương (17,24%).

Các số liệu cho thấy số vụ TNGT thời gian vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, giảm số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT.

Trong thời gian tới, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tập trung vào một số biện pháp để hạn chế hoạt động quảng cáo rượu, bia:

- Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ trên tất cả các phương tiện quảng cáo.

- Tiến hành kiểm tra hoạt động quảng cáo trên các phương tiện báo chí, truyền hình. Qua quá trình kiểm tra phát hiện, xử lý các hoạt động quảng cáo rượu, bia không đúng quy định; đồng thời hướng dẫn các cơ quan Đài, báo thực hiện việc hạn chế quảng cáo rượu, bia.

- Phối hợp với Bộ Y tế đưa nội dung hạn chế quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ trong Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của việc lạm dụng rượu, bia, trong đó quy định rõ về việc hạn chế nội dung, không gian, thời gian, tần suất quảng cáo; đưa lời khuyến cáo hạn chế sử dụng rượu, bia trong sản phẩm quảng cáo.

- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị người đứng đầu cơ quan báo chí kiểm soát, xét duyệt tin bài, bố trí nội dung quảng cáo, tần suất quảng cáo trong các chương trình phù hợp với văn hoá, thẩm mỹ (ví dụ: không được phát quảng cáo bia, rượu dưới 15 độ sau các chương trình tin tức, bản tin về giao thông...).

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực thi các giải pháp nhằm giảm thiểu TNGT, tích cực tuyên truyền về Tiêu chí văn hoá giao thông đường bộ, tổ chức xử lý nghiêm các hiện tượng quảng cáo bia, rượu không phù hợp trên các tuyến đường giao thông.

Chinhphu.vn