Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Nhiệm vụ kiểm tra, rà soát nêu trên sẽ do Tổng cục Thủy sản kiểm tra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện.
Đơn vị này cũng có nhiệm vụ đề xuất và trình Bộ xem xét quy định mức giới hạn tối đa cho phép của Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản, các biện pháp kiểm soát việc sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thủy sản và khuyến cáo cơ sở nuôi cách thức sử dụng, ngừng sử dụng thức ăn thủy sản có chứa chất này cho phù hợp.
Ethoxyquin thường được sử dụng làm chất bảo quản chống oxy hóa trong thức ăn chăn nuôi và thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản. |
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thủy sản có biện pháp kiểm soát chất Ethoxyquin phù hợp nhằm đáp ứng quy định của thị trường nhập khẩu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung các biện pháp kiểm soát chất Ethoxyquin nhằm đáp ứng quy định của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là thị trường Nhật Bản.
Trước đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam về chỉ tiêu Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm kể từ ngày 18/5/2012.
Phía Nhật Bản thông báo nếu phát hiện thêm 2 lô hàng vi phạm, Nhật Bản sẽ áp dụng chế độ kiểm tra 100% lo hàng nhập khẩu và nếu có quá 5% lô hàng vi phạm trong tổng số 60 lô hàng được kiểm tra Nhật Bản sẽ xem xét việc cấm nhập khẩu tôm nuôi của Việt Nam.
Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ dư lượng Ethoxyquin trong sản xuất kinh doanh thủy sản tại Việt Nam là việc làm cần thiết, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của sản phẩm thủy sản Việt Nam tại các thị trường nhập khẩu.
Thanh Trúc