• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật tại Sơn La

(Chinhphu.vn) - Chiều ngày 23/11, Đoàn kiểm tra do TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, khảo sát công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và nhận thức, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân tại xã Phiêng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

23/11/2023 18:02
Kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật tại Sơn La- Ảnh 1.

TS. Lê Vệ Quốc phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/LS

Nội dung kiểm tra, khảo sát tập trung vào các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; nguồn lực bảo đảm, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của địa phương trong triển khai công tác này. Đoàn kiểm tra đã tiến hành xem xét thực tế hồ sơ đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022, hồ sơ thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở được lưu trữ tại UBND xã.

Qua kiểm tra cho thấy xã Phiêng Luông đã quan tâm bố trí kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở, trên địa bàn xã có 07 tổ hòa giải với 21 hòa giải viên trong đó có 100% hòa giải viên là người dân tộc thiểu số. Trong năm 2022, các Tổ hòa giải trên địa bàn tiếp nhận 07 vụ việc, hòa giải thành 03/07 vụ, việc (đạt tỷ lệ 42,8%).

Đối với công tác đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, UBND xã đã phân công công chức chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá, chấm điểm đối với từng chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật. Trình tự, thủ tục đánh giá, đề nghị công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 được thực hiện bảo đảm đúng theo quy định; xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Kiểm tra công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật tại Sơn La- Ảnh 2.

Cán bộ Tư pháp - Hộ tịch trao đổi với đoàn kiểm tra - Ảnh: VGP/LS

Thay mặt Đoàn kiểm tra, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc ghi nhận sự tích cực, nỗ lực và kết quả đạt được của Đảng ủy, chính quyền xã Phiêng Luông trong triển khai công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trước bối cảnh phải đảm nhận khối lượng công việc ngày càng nhiều, nguồn lực hạn chế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, qua kiểm tra cho thấy các công tác này của xã Phiêng Luông vẫn còn những tồn tại, hạn chế. 

Theo đó, một số công chức cấp xã chưa hiểu đúng, thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm trong việc tham mưu tổ chức thực hiện cũng như theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật; việc đánh giá, chấm điểm còn hình thức, chưa đảm bảo thực chất, nhiều chỉ tiêu, tiêu chí không có tài liệu kiểm chứng hoặc thực hiện chưa đúng quy định pháp luật.

Kết luận kiểm tra, TS. Lê Vệ Quốc nhấn mạnh, để triển khai và nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước trong tình hình mới cũng như yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, gắn với xây dựng, hoàn thiện thể chế với nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đề nghị chính quyền xã Phiêng Luông cần nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế. 

Việc đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP là nhiệm vụ thường xuyên, độc lập và phải bảo đảm thực chất, tránh hình thức; kịp thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, giải quyết các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình triển khai nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, Trưởng đoàn kiểm tra cũng đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Sơn La, Phòng Tư pháp huyện Mộc Châu tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cấp xã trên địa bàn; nâng cao trách nhiệm của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật trong thẩm định hồ sơ xét công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của cấp xã; chú trọng việc tổ chức tập huấn, kiểm tra chuyên đề về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận pháp luật, để từ đó hỗ trợ, giải đáp các vấn đề mà cơ sở còn lúng túng, khó khăn, vướng mắc; tham mưu UBND tỉnh Sơn La, UBND huyện Mộc Châu quan tâm bố trí kinh phí, nhân lực bảo đảm thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ về phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tới.

Lê Sơn