• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiểm tra quá nhiều, kết quả quá ít

(Chinhphu.vn) - Để đơn giản hóa thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may cần giới hạn đối tượng kiểm tra trong phạm vi cần thiết và xác định thời điểm kiểm tra hợp lý nhất.

23/09/2015 09:10

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: VGP/Lê Anh.


Thủ tục nhiều, chi phí tốn kém

Theo khảo sát của Dự án USAID GIG (Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện) với các doanh nghiệp (DN) dệt may, thì hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng dệt may gồm 10 loại giấy tờ, trong đó 7 loại bắt buộc phải có, gồm: Tờ khai hải quan, hợp đồng, hoá đơn, vận đơn, C/O, danh mục hàng hoá, ảnh hoặc mô tả hàng hoá.

Tại hội thảo kỹ thuật về đơn giản hóa thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may diễn ra ngày 22/9 tại TPHCM, các DN cho rằng, quy định về hồ sơ như vậy là quá nhiều, không cần thiết, bởi hầu hết các chứng từ đó không chứa đựng những thông tin về thành phần hoá học của sản phẩm.

Bên cạnh đó, chi phí kiểm tra gây tốn kém cho các DN.

Ông Nguyễn Công Nghiêm, phụ trách xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần MaiSon chi nhánh Hà Nội cho biết, chi phí kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm của công ty là hơn 1,6 triệu đồng/mẫu. Thông thường, mỗi lô hàng phải kiểm tra 3-4 mẫu, nhiều nhất là 7 mẫu, 3 ngày mới có kết quả.

Mỗi năm chi nhánh MaiSon Hà Nội kiểm tra chuyên ngành mất khoảng hơn 1 tỉ đồng. Chi nhánh MaiSon TPHCM thì chi phí kiểm tra nhiều gấp 2 lần. Và cả 2 chi nhánh chưa lần nào vi phạm vượt quá hàm lượng formaldehyt cho phép.

Theo khảo sát của GIG, phí kiểm tra được tính theo số lượng mẫu, đơn giá không thống nhất: Thấp nhất 1,54 triệu đồng/mẫu, cao nhất là 3,5 triệu đồng/mẫu. Với mức phí này, không ít DN phải trả 700 triệu đến 1 tỉ đồng/năm.

Về thời gian kiểm tra, theo khảo sát tháng 8/2015, thì thời gian này phổ biến là 2 ngày, một số trường hợp tới 5 ngày, cá biệt có trường hợp (vải kỹ thuật) tới 15 ngày.

Hiệu quả quản lý thấp

Diện sản phẩm phải kiểm tra rất rộng, nhưng tỉ lệ các trường hợp không đạt hàm lượng quy định vô cùng nhỏ.

Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất cho biết từ khi thực hiện Thông tư 32/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt trên sản phẩm dệt may đến nay, mỗi năm có khoảng 8.000 lô hàng làm thủ tục nhập khẩu tại đơn vị phải kiểm tra hàm lượng formaldehyte, nhưng chỉ có 6 trường hợp (0,0125%) không đáp ứng hàm lượng quy định.

Đại diện Hải quan Đồng Nai cũng cho biết, từ khi áp dụng Thông tư 32, trong quá trình kiểm tra, chưa phát hiện được trường hợp DN nào vượt quá hàm lượng formaldehyte cho phép.

Khảo sát từ GIG cho biết, tỷ lệ không đạt mức quy định của mỗi DN nói riêng, của tất cả các DN nói chung chưa bao giờ tới 1%. Rất nhiều DN, trong nhiều năm bị kiểm tra, chưa từng có lô hàng nào không đạt mức hàm lượng quy định.

Bên cạnh đó, một vướng mắc chung được nhiều DN phản ánh đó là cùng một mặt hàng, một nguồn cung cấp, nhập khẩu nhiều lần, trong nhiều năm mà lần nhập khẩu nào cũng phải kiểm tra và cũng đều đáp ứng đúng quy định, nhưng vẫn tiếp tục phải kiểm tra.

Ở góc độ quản lý Nhà nước, bà Phạm Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho rằng, việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt trên các sản phẩm dệt may là cần thiết để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trong nước. Đối với các sản phẩm xuất khẩu, nếu sản phẩm dệt may vượt quá hàm lượng formaldehyt theo quy định, thì hàng hóa của DN cũng sẽ bị trả lại hoặc tiêu hủy.

Tuy nhiên, bà Giang cho biết, thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ xem xét để giảm lượng lấy mẫu nhằm giảm chi phí kiểm tra cho DN.

Cần giới hạn phạm vi kiểm tra

Để thông tư mới (thay thế Thông tư 32) khắc phục căn bản các hạn chế trên, ông Bình đề nghị, cần giới hạn đối tượng kiểm tra trong phạm vi cần thiết và xác định thời điểm kiểm tra hợp lý nhất, nhằm hạn chế tối đa việc kiểm tra tràn lan, cả những trường hợp không cần thiết.

Các chuyên gia dự án GIG cũng kiến nghị, đối với hàng hoá thuộc đối tượng, phạm vi kiểm tra, cần áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong kiểm tra.

Theo đó, có cách thức, mức độ kiểm tra khác nhau đối với hàng hoá của các DN khác nhau trên cơ sở phân loại mức độ rủi ro đối với từng DN; áp dụng chế độ DN ưu tiên trong kiểm tra, tương tự như việc công nhận DN ưu tiên của Tổng cục Hải quan.

Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị, với các sản phẩm nhập từ khu vực có tiêu chuẩn cao hơn Việt Nam, hoặc sản phẩm có chứng nhận của các tổ chức có uy tín của nước xuất khẩu thì nên được miễn trừ kiểm tra chuyên ngành.

Cùng với đó, nhiều DN ngành dệt may cũng cho rằng, các cơ quan quản lý chuyên ngành cần tăng cường điện tử hoá thủ tục (nộp hồ sơ, trả kết quả…) kiểm tra; kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra formaldehyt với cơ quan Hải quan để giảm tối đa giấy tờ, rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra.

Lê Anh