• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiến nghị sửa quy định đơn giá trong hợp đồng xây dựng

(Chinhphu.vn) - Ông Phạm Trung Thành (Đà Nẵng) gửi một số ý kiến góp ý điều chỉnh quy định về đơn giá cho các hạng mục, khối lượng phát sinh trong hợp đồng xây dựng để giảm thiểu hành vi trục lợi nguồn vốn công trình.

12/09/2018 08:02

Về đơn giá cho phần khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng xây dựng theo tinh thần của Nghị định 37/2015/NĐ-CP: Tại Điểm c, Khoản 2, Điều 38 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định: Trường hợp khối lượng thực tế thực hiện tăng hoặc giảm nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng, kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng (nếu có) để thanh toán.

Theo ý kiến của ông Thành, quy định nêu trên được hiểu là: Xét với hợp đồng đơn giá cố định, khi phát sinh khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng.

Về đơn giá trong hợp đồng xây dựng theo tinh thần của Luật Đấu thầu: Khoản 17, Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 quy định, giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Khi tham gia dự thầu, nhà thầu có quyền chào đơn giá đối với các hạng mục công việc trong gói thầu khác với giá dự toán.

Việc tính toán giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu là do nhà thầu tự quyết định để bảo đảm cạnh tranh về giá với các nhà thầu khác, đồng thời bảo đảm thực hiện gói thầu hiệu quả, chất lượng theo yêu cầu.

Trong tình huống này, việc nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi và được xếp thứ nhất nghĩa là mặc dù có một số đơn giá cao bất thường nhưng giá dự thầu của nhà thầu vẫn bảo đảm cạnh tranh về giá so với các nhà thầu còn lại.

Khoản 3, Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc thương thảo hợp đồng là không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có).

Do vậy, trường hợp nhà thầu chào hạng mục, công việc đúng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu (mặc dù đơn giá nhà thầu chào cho hạng mục, công việc này cao bất thường) thì không tiến hành thương thảo về giá đối với nội dung này.

Điều này được hiểu là: Trong hợp đồng xây dựng có thể có đơn giá hạng mục cao hơn hoặc thấp hơn giá dự toán duyệt (vẫn bảo đảm giá trúng thầu không vượt giá gói thầu).

Về đơn giá cho phần khối lượng phát sinh của công trình theo tinh thần Nghị định 32/2015/NĐ-CP và Thông tư 06/2016/TT-BXD: Tính đúng, tính đủ khối lượng, dự toán phát sinh với đơn giá các hạng mục phát sinh được lập trên cơ sở định mức, đơn giá của vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí khác theo các quy định hiện hành của Nhà nước (tỉnh, Bộ, Chính phủ …).

Theo các phân tích trên, ông Thành cho rằng sẽ xảy ra trường hợp chủ đầu tư (hoặc người quyết định đầu tư) ký bổ sung phụ lục hợp đồng với nhà thầu có những đơn giá lớn hơn đơn giá được phê duyệt (thực tế đã xảy ra: Chỉ phát sinh tăng khối lượng có đơn giá trong hợp đồng cao hơn đơn giá trong dự toán được phê duyệt). Việc này vẫn không vi phạm quy định vì thực hiện theo Điểm c, Khoản 2, Điều 38 Nghị định 37/2015/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, nhà thầu có thể lợi dụng "cài cắm" giảm đơn giá các hạng mục không phát sinh (hoặc phát sinh rất ít) và nâng cao đơn giá các hạng mục hay phát sinh trong hồ sơ dự thầu để trục lợi trong quá trình thi công sau này (vì đa số công trình đều có hiệu chỉnh, phát sinh).

Để quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 38 Nghị định 37/2015/NĐ-CP phù hợp hơn với thực tế, đồng thời mang lại hiệu quả cho chủ đầu tư (hoặc người quyết định đầu tư) nhưng vẫn không ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà thầu, ông Thành đề xuất sửa đổi và bổ sung nội dung mục này như sau:

“Trường hợp khối lượng thực tế thực hiện giảm nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng đơn giá trong hợp đồng.

Trường hợp khối lượng thực tế thực hiện tăng nhỏ hơn hoặc bằng 20% khối lượng công việc tương ứng ghi trong hợp đồng thì áp dụng: Đơn giá trong hợp đồng (nếu đơn giá này nhỏ hơn đơn giá dự toán duyệt), kể cả đơn giá đã được điều chỉnh theo thỏa thuận của hợp đồng để thanh toán; thực hiện như Điểm b nếu đơn giá trong hợp đồng lớn hơn đơn giá dự toán duyệt”.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Trước tiên Bộ Xây dựng xin trân trọng những thông tin và ý kiến góp ý của ông Phạm Trung Thành. Những nội dung góp ý của ông, Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu trong quá trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng. 

Chinhphu.vn