• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiến nghị về mức đóng BHXH cho lao động ngành cao su

(Chinhphu.vn) – Do đặc thù của ngành cao su, công nhân khai thác mủ phải thực hiện công việc từ 3 – 4 giờ sáng (thuộc ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại) nên hầu hết khi công nhân lớn tuổi đều chuyển sang một số ngành nghề khác như: Chăm sóc vườn cây, bảo vệ lô, bốc vác…, với mức lương thấp hơn rất nhiều so với khai thác mủ.

18/07/2018 07:02

Để giữ lao động tiếp tục làm việc, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng vẫn giữ nguyên mức lương khai thác mủ và đóng BHXH trên mức lương này mà không chuyển sang mức lương thấp hơn theo chức danh ngành nghề mới.

Tuy nhiên khi nghỉ việc người lao động vẫn ghi ngành nghề là theo thực tế đang làm, do đó cơ quan BHXH không chấp nhận mức đóng BHXH cao hơn.

Khi công nhân thôi việc, Công ty chốt sổ trả cho người lao động thì những người lao động này có mức lương đóng BHXH không phù hợp với chức danh ngành nghề, do đó cơ quan BHXH tỉnh Bình Dương đề nghị Công ty phải điều chỉnh giảm mức lương hoặc điều chỉnh chức danh nghề của quá trình đã đóng BHXH của người lao động cho phù hợp (chức danh nghề theo thang bảng lương hoặc chỉnh mức lương theo chức danh nghề thực tế).

Để thực hiện đúng theo quy định là mức lương phải đúng với chức danh nghề và ngược lại, nếu Công ty điều chỉnh giảm mức lương đóng BHXH cho đúng với chức danh nghề thì người lao động bị ảnh hưởng đến số tiền hưởng chế độ ở mức thấp mà thực tế đã có quá trình tham gia đóng BHXH ở mức lương cao nhiều năm.

Nếu Công ty giữ nguyên mức lương đã tham gia BHXH mà điều chỉnh chức danh nghề cho đúng với mức lương đã đóng BHXH thì người lao động được công nhận làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc để hưởng chế độ nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động theo quy định tại Khoản 3, Điều 16 Luật BHXH 2014.

Nhằm giải quyết những tồn tại về mức đóng BHXH của người lao động từ 31/12/2015 trở về trước (giai đoạn Công ty sử dụng thang bảng lương do Nhà nước quy định) và bảo đảm quyền lợi cho người lao động đã gắn bó làm việc tại Công ty, qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng đề nghị cơ quan BHXH cho người lao động tại Công ty được hưởng chế độ trên cơ sở mức lương đã tham gia đóng BHXH (giữ nguyên mức lương không đúng với chức danh nghề) mà không phải điều chỉnh giảm xuống.

Tiếp nhận kiến nghị của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, ngày 28/6/2018, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 6126/VPCP-ĐMDN chuyển kiến nghị đến BHXH Việt Nam để xem xét, xử lý và trả lời doanh nghiệp theo thẩm quyền và công khai kết quả giải quyết trên Cổng TTĐT Chính phủ.

Chinhphu.vn