• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đẩy nhanh giải ngân kinh phí bảo trì đường bộ

(Chinhphu.vn) - Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) vừa kiến nghị nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, trong đó, nếu địa phương tiếp tục chậm sẽ bị thu hồi ủy thác quản lý quốc lộ. Đến cuối năm, nếu đơn vị thực hiện không đạt như cam kết sẽ xử lý về công tác cán bộ.

29/07/2024 08:30
Đẩy nhanh giải ngân kinh phí bảo trì đường bộ- Ảnh 1.

Giải ngân vốn bảo trì đường bộ không đạt tiến độ cũng đồng nghĩa với việc nhiều công trình, dự án bảo trì thực hiện chậm, nguy cơ phát sinh thêm hư hỏng, xuống cấp - Ảnh: Báo GT

Việc bảo trì công trình giao thông đường bộ kịp thời sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, đảm bảo mặt đường êm thuận. Giải ngân vốn bảo trì đường bộ không đạt tiến độ cũng đồng nghĩa với việc nhiều công trình, dự án bảo trì thực hiện chậm, nguy cơ phát sinh thêm hư hỏng, xuống cấp.

Nhiều địa phương giải ngân dưới 10%

Ông Đoàn Chí Hiếu, Trưởng phòng Kế hoạch, Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, năm 2024, Cục Đường bộ được giao 11.500 tỷ đồng dự toán chi cho công tác bảo trì đường bộ. Hết tháng 6/2024, các đơn vị mới giải ngân hơn 3.200 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch giao.

Một số đơn vị có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 15% gồm: Sở GTVT Tây Ninh 3,7%, Sở GTVT Vĩnh Phúc 5,28%, Sở GTVT Nam Định 8,1%, Sở GTVT Khánh Hòa 8,5%, Sở GTVT Quảng Ninh 10%, Sở GTVT Hòa Bình 12%, Sở GTVT Kiên Giang 13%, Khu Quản lý đường bộ II 13%, Sở GTVT Bà Rịa - Vũng Tàu 13%, Sở GTVT Quảng Ngãi 14,1%.

Đáng nói, có 70/147 công trình đã được Cục Đường bộ Việt Nam bố trí kinh phí nhưng vẫn chưa tiến hành bảo trì. Nguyên nhân do các địa phương triển khai công tác lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng thi công rất chậm. Trong đó, Khu Quản lý đường bộ 4 còn 15/84 công trình, Sở GTVT Hòa Bình còn 8/15 công trình, Vĩnh Phúc còn 3/3, Cao Bằng còn 5/15, Quảng Ngãi 10/10 công trình.

Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị lập kế hoạch giải ngân 6 tháng cuối năm làm cơ sở theo dõi, chỉ đạo, hầu hết các đơn vị đăng ký giải ngân 100%, tuy nhiên nhiều đơn vị lập kế hoạch giải ngân hàng tháng còn chậm.

Trong đó, đến hết tháng 10/2024, kế hoạch đăng ký giải ngân chưa đạt được 70% như: Sở GTVT Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Nam, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang.

Ông Phạm Trọng Tài, Phó giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên cho biết, hiện Cục Đường bộ Việt Nam đã ủy quyền cho các Khu quản lý đường bộ và các sở GTVT phê duyệt các dự án sửa chữa dưới 5 tỷ đồng. Nhưng trong quá trình thi công nếu có phát sinh cần điều chỉnh phải có ý kiến của người quyết định đầu tư.

Sở GTVT Điện Biên kiến nghị cần phân cấp mạnh mẽ hơn, ủy quyền toàn bộ việc bảo trì cho chủ đầu tư tổ chức thực hiện để tránh việc khi phát sinh sửa chữa khẩn cấp phải trình Cục Đường bộ Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian.

Tiền bảo trì đã ít, còn tiêu không hết

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong những tháng cuối năm, Cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu các khu quản lý đường bộ, các sở GTVT, ban QLDA khẩn trương lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng, kịp thời báo cáo các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ. Cùng đó, rà soát, đăng ký lại kế hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân 100% vốn được giao.

Ông Bùi Quang Thái, Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam cho biết, nguồn vốn bảo trì hằng năm mới đáp ứng được 40% nhu cầu nhưng lại tiêu không hết.

"Làm thế nào để tiêu đúng lúc, đúng chỗ và phải tiêu hết trong năm tài khóa là vấn đề cần giải quyết ngay. Chúng ta tăng cường phân cấp, phân quyền nhưng phân cấp, phân quyền phải đúng nơi, đúng chỗ", ông Thái nói và cho biết, Cục Đường bộ đã yêu cầu xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết từ nay đến cuối năm.

Đối với kế hoạch bảo trì năm 2025, Cục Đường bộ Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy nhanh công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu để đầu năm có thể triển khai ngay, đảm bảo tiến độ giải ngân.

Với các đơn vị trực thuộc là các khu quản lý đường bộ, các ban QLDA chậm giải ngân, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ chấn chỉnh nghiêm. Đối với các sở GTVT, nếu vẫn tiếp tục chậm giải ngân sẽ thu hồi ủy thác quản lý quốc lộ.

Ngay trong tháng 7, Cục Đường bộ Việt Nam sẽ phê duyệt kế hoạch và kiểm điểm tiến độ giải ngân của các đơn vị theo từng tháng, đến cuối năm, nếu đơn vị thực hiện không đạt như cam kết sẽ xử lý về công tác cán bộ.

Về phản ánh của các địa phương về việc mỗi năm có đến 1.500-1.600 đầu mục bảo trì đường và công trình 1dưới  tỷ đồng nhưng cũng phải làm thủ tục như công trình 100 tỷ đồng mất nhiều thời gian, ông Bùi Quang Thái cho biết, Cục Đường bộ Việt Nam đang kiến nghị Bộ GTVT, với các dự án chuẩn bị đầu tư toàn bộ theo nhu cầu nhưng đến cuối năm không bố trí được vốn, các dự án này sẽ được ưu tiên ở năm tiếp theo. Cục Đường bộ sẽ rà soát để gom tối đa các danh mục, đảm bảo ít số lượng dự án nhất, giảm bớt thủ tục.

Trên cơ sở danh mục và tổng số nguồn vốn đã được phê duyệt, để tăng tính chủ động, Cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT phân cấp, ủy quyền để đơn vị này linh hoạt điều chỉnh các danh mục dự án bảo trì, các nhiệm vụ đã được phê duyệt, đảm bảo giải ngân tối đa nguồn vốn.

Cần thay đổi cách làm

Trước đó, tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 ngày 15/7 vừa qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm đã có những chỉ đạo đặc biệt liên quan đến đổi mới trong quản lý bảo trì đường bộ.

Thứ trưởng cho rằng: Mỗi năm có 1.500 -1.600 đầu mục bảo trì đường bộ là quá nhiều. Công trình 1 tỷ đồng nhưng cũng phải làm thủ tục như công trình 100 tỷ sẽ mất nhiều thời gian. Do đó, cần thay đổi, cần thu gọn lại, giảm bớt đầu mục dự án, lập gói thầu lớn để thu hút doanh nghiệp có năng lực tham gia. 

Về bảo dưỡng thường xuyên, Thứ trưởng yêu cầu cần nghiên cứu đánh giá lại hợp đồng theo chất lượng thực hiện (PBC). Cùng đó, nghiên cứu hoàn thiện văn bản pháp luật theo hướng hợp đồng có thể ký 5 năm thay vì 3 năm như hiện nay. Sau 5 năm nếu nhà thầu làm tốt có thể tiếp tục gia hạn, không phải đấu thầu, chọn lại nhà thầu.

"Thay đổi thói quen, suy nghĩ, cách làm cũ là việc khó nhưng cần phải làm. Cục Đường bộ Việt Nam cần thay đổi quan điểm, nâng cao chất lượng công tác tham mưu lĩnh vực chuyên ngành cho Bộ theo hướng không bảo thủ, sợ trách nhiệm để quản lý kết cầu hạ tầng đường bộ theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp", Thứ trưởng nói.

Phan Trang