• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kinh tế Eurozone tiếp tục khó khăn năm 2012-2013

Các nhà dự báo chuyên nghiệp tham gia cuộc khảo sát mới đây của Ngân hàng Trungương châu Âu (ECB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) trong năm nay và năm tới.

17/02/2012 09:24
Theo dự báo, kinh tế khu vực này sẽ giảm 0,1% trong năm 2012 và chỉ tăng trưởng trở lại ở mức 1,1% trong năm 2013, thấp hơn so với các mức dự đoán tăng 0,8% và 1,6% được đưa ra hồi tháng 11/2011.
Các mức dự báo này cũng thấp hơn dự báo mà chính ECB đưa ra hồi tháng 12/2011.
Giải thích về số liệu mới nhất theo cuộc khảo sát có tên Survey of Professional Forecasters (SPF) nói trên, ECB cho rằng triển vọng tiêu cực hơn về tăng trưởng kinh tế Eurozone là do nhiều quốc gia thành viên củng cố lại nền tài chính, trong khi các điều kiện tín dụng bị thắt chặt hơn trước, lòng tin suy giảm và mức độ bất ổn gia tăng trên khắp khu vực.
Giữa tuần này, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) đã công bố số liệu cho thấy, kinh tế các nước Eurozone đã tăng trưởng âm 0,3% trong IV/2011. Đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy, cuộc khủng hoảng nợ công dai dẳng không chỉ làm kinh tế trì trệ, mà còn đẩy nhiều nước Eurozone tới bờ vực suy thoái.
Trong số các nước Eurozone chỉ có kinh tế Pháp vẫn "khá ổn" với GDP bất ngờ tăng khoảng 0,2% trong quý IV năm ngoái.
Nhà phân tích Nick Kounis từ ABN AMRO cho biết, sự sụt giảm toàn bộ hoạt động kinh tế trong Eurozone phản ánh sự bất ổn và căng thẳng tài chính liên quan tới sự leo thang của cuộc khủng hoảng nợ công Eurozone vào cuối năm ngoái./.