• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kon Tum cần ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế ở vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao

(Chinhphu.vn) - Tỉnh Kon Tum cần chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và 5 huyện nghèo, cận nghèo (Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đắk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy).

12/03/2013 09:57

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Thông báo 98/TB-VPCP.

Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, tỉnh Kon Tum cần phát triển kinh tế hộ, ưu tiên hỗ trợ vốn, giống cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Đồng thời có chính sách khuyến khích đầu tư các cơ sở công nghiệp chế biến tại khu vực nông thôn gắn với phát triển vùng nguyên liệu cà phê, cao su, mía đường, nguyên liệu giấy, sắn,…

Bên cạnh đó, tỉnh Kon Tum cần tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc; chăm lo đời sống người dân, nhất là hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, không để thiếu đói xảy ra; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Năm 2012, tỉnh Kon Tum đã có bước phát triển: Tốc độ tăng trưởng (GDP) đạt 13,77%; trong đó giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,43%, dịch vụ tăng 31,51%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu nhập bình quân đầu người đạt trên 22 triệu đồng; khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, đã hình thành vùng chuyên canh cây trồng gắn với công nghiệp chế biến...

Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân tiếp tục được quan tâm, chú trọng và đạt kết quả khá; tỷ lệ hộ nghèo giảm 5,15%; chính sách an sinh xã hội được quan tâm, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện...

Tuy nhiên, Kon Tum vẫn còn là tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn: Cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập; với điểm xuất phát thấp, quy mô kinh tế nhỏ, đời sống nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

Phương Hiển