Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Các bệnh nhân đang điều trị tại Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Ảnh: Báo Dân Sinh |
Ngoài ra, kiểm tra các huyện, thành phố tiêm vét, tiêm bổ sung vaccine Quinvaxem cho trẻ em từ 2 tháng đến dưới 12 tháng tuổi; vaccine DPT4 cho trẻ em từ 18-24 tháng tuổi bảo đảm đạt tỷ lệ trên 95% quy mô xã. Khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh bạch hầu cấp bách, trong đó có tiêm vaccine uốn ván - bạch hầu (Td) tại các địa phương có dịch bệnh để tạo miễn dịch cộng đồng bền vững phòng chống dịch bệnh.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ sở cách ly, thuốc, vật tư, trang thiết bị, nhân lực… tổ chức tốt việc thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời, hạn chế tối đa số trường hợp biến chứng nặng và tử vong.
Chủ động triển khai tập huấn, các chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao trách nhiệm của các địa phương, cộng đồng và nhận thức của người dân để tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại cộng đồng.
UBND các huyện, thành phố chỉ đạo tăng cường công tác truyền thông phòng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh bạch hầu nói riêng để nâng cao nhận thức cho cộng đồng và người dân. Tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, nhà cửa, trường học… nhất là vùng có ổ bệnh và vùng liên quan.
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ban, ngành liên quan phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thực hiện việc cách ly người bệnh, hạn chế đi lại vùng có ổ bệnh, tuân thủ điều trị dự phòng theo quy định.
Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện việc tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch đối với tất cả các loại vaccine trong tiêm chủng mở rộng nói chung và vaccine phòng bệnh bạch hầu nói riêng; tích cực và tuân thủ việc tiêm vaccine Td theo hướng dẫn của ngành y tế để phòng bệnh bạch hầu cho bản thân và cộng đồng.
Từ đầu tháng 10 đến nay, Khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã tiếp nhận 6 bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho khan, sốt nhẹ, họng có giả mạc.
Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xác định, có 2 bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu, gồm 1 bệnh nhân nữ (26 tuổi, ở huyện Tu Mơ Rông) và 1 bệnh nhân nam (14 tuổi, ở huyện Đăk Tô). Sau vài ngày điều trị, bệnh nhân nam đột ngột tử vong do biến chứng. Như vậy cùng với bệnh nhân ở huyện Đăk Hà tử vong trước đó, thời gian ngắn vừa qua ngành y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận đã có 2 trường hợp tử vong vì bệnh bạch hầu.
BSCK I Nguyễn Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cho biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bùng phát dịch bệnh bạch hầu ở các địa bàn này là do người dân chưa được tiêm phòng vaccine đầy đủ. Đa số những trường hợp mắc bệnh bạch hầu đều sinh từ năm 1990 về trước. Do điều kiện khó khăn, nhiều xã trắng về công tác tiêm chủng nên những đối tượng không được tiêm chủng có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu./.
Bạch Dương