• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm kế toán cấp xã cần điều kiện gì?

(Chinhphu.vn) - Người thực hiện nhiệm vụ kế toán căn cứ theo quy định về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán tại Điều 51 Luật Kế toán; quy định về những người không được làm kế toán tại Điều 52 Luật Kế toán và Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.

16/05/2024 09:02

Theo bà Nguyễn Hồng Duyên (Đắk Lắk) tham khảo, Khoản 1 Điều 21Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán, tiêu chuẩn, điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán là: 

"Kế toán trưởng, phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a, c, d Khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán và không thuộc các trường hợp không được làm kế toán theo quy định tại Điều 19 Nghị định này. Bộ Tài chính quy định về việc tổ chức, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ kế toán trưởng".

Tiêu chuẩn quy định tại Điểm a, c, d Khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán là: 

"1. Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 51 của Luật này;

… c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

d) Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng".

Như vậy, theo bà Duyên hiểu, hiện nay kế toán muốn được bổ nhiệm kế toán trưởng, phụ trách kế toán thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng, có thời gian công tác thực tế về kế toán.

Tuy nhiên, khi áp dụng, một số đơn vị khi tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức để phụ trách kế toán của đơn vị (kế toán của UBND cấp xã) thường là những người mới ra trường, chưa có thâm niên công tác, chưa đủ thời gian để tham gia lớp bồi dưỡng kế toán trưởng (tối thiểu là 2 năm trở lên kể từ ngày ghi trên bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán).

Bà Duyên hỏi, trường hợp nêu trên có được thực hiện nhiệm vụ kế toán của UBND xã và có được bố trí phụ trách kế toán không?

Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Về người thực hiện nhiệm vụ kế toán: Thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán tại Điều 51 Luật Kế toán; quy định về những người không được làm kế toán tại Điều 52 Luật Kế toán và Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.

Về bố trí phụ trách kế toán: Thực hiện theo quy định về tiêu chuẩn và điều kiện của kế toán trưởng, phụ trách kế toán tại Điều 54 Luật Kế toán và Điều 21 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo đó, đối với trường hợp của bà Duyên hỏi, UBND xã phải thực hiện bố trí người làm kế toán, phụ trách kế toán phù hợp quy định của pháp luật kế toán; không được bố trí phụ trách kế toán đối với người chưa đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật kế toán nêu trên.

Chinhphu.vn