• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm rõ hơn trách nhiệm hình sự của pháp nhân

(Chinhphu.vn) - Cùng với việc quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) của cá nhân theo quan niệm truyền thống, Luật Hình sự có thể mở rộng phạm vi chủ thể của TNHS là tổ chức.

13/08/2015 10:40

Khi mở rộng như vậy, cần phải xác định rõ phạm vi các tổ chức có thể phải chịu TNHS cũng như điều kiện, phạm vi các tội phạm mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS.

Trong Dự thảo Bộ luật Hình sự, vấn đề TNHS của pháp nhân được quy định tại Chương XI gồm 14 điều, từ Điều 74 đến Điều 87. Ngoài ra, còn một số điều luật khác trong Dự thảo cũng có một phần nội dung về TNHS của pháp nhân, trong đó có Điều 2 và Điều 3.

Nội dung mà các điều luật này đề cập là phạm vi các pháp nhân có thể phải chịu TNHS; điều kiện cũng như phạm vi các tội phạm mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS; hệ thống các biện pháp hình sự có thể được áp dụng đối với pháp nhân và vấn đề quyết định biện pháp hình sự đối với pháp nhân

Bài viết góp ý các điều luật trong Dự thảo về phạm vi các pháp nhân có thể là chủ thể của TNHS cũng như điều kiện, phạm vi các tội phạm mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS.

Phạm vi các pháp nhân có thể phải chịu TNHS chưa rõ ràng

Cùng với việc quy định TNHS của cá nhân theo quan niệm truyền thống, Luật Hình sự có thể mở rộng phạm vi chủ thể của TNHS là tổ chức. Khi mở rộng như vậy, cần phải xác định rõ phạm vi các tổ chức có thể phải chịu TNHS.

Theo đó, Dự thảo đã giới hạn phạm vi tổ chức có thể phải chịu TNHS là pháp nhân, đồng thời, cũng thể hiện không phải tất cả pháp nhân đều có thể là chủ thể của TNHS.

Tuy nhiên, Dự thảo lại không có điều luật xác định một cách trực tiếp và rõ ràng về phạm vi các pháp nhân có thể phải chịu TNHS.

Cụ thể, đoạn đầu của Khoản 2, Điều 2 quy định: “Chỉ pháp nhân nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu TNHS…”. Trong khi đó, phạm vi các pháp nhân có thể là chủ thể của TNHS chưa được xác định.

Do vậy, quy định trên đây có thể được hiểu Dự thảo không giới hạn phạm vi các pháp nhân có thể là chủ thể của TNHS.

Đoạn thứ hai của Khoản 2, Điều 2 quy định: “…Quy định này không áp dụng với cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội”. Với quy định này, Dự thảo muốn giới hạn phạm vi các pháp nhân có thể phải chịu TNHS. Theo đó, không phải tất cả pháp nhân đều có thể phải chịu TNHS mà chỉ các pháp nhân không phải là cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội.

Tuy nhiên, nội dung trên đây cũng có thể được hiểu, giới hạn phạm vi các tội danh mà pháp nhân phải chịu TNHS (nội dung của đoạn đầu Khoản 2 Điều 2) không được áp dụng cho trường hợp pháp nhân là cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội. Như vậy, có thể hiểu, cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội có thể phải chịu TNHS về tất cả các tội phạm.

Quy định trên đây vừa không trực tiếp, vừa không rõ ràng và thiếu logic. Vì thế, Dự thảo phải có điều luật xác định rõ ràng các pháp nhân có thể phải chịu TNHS và sau đó mới quy định phạm vi các tội danh mà các pháp nhân đã được giới hạn đó có thể phải chịu trách nhiệm.

Không rõ ràng về điều kiện pháp nhân phải chịu TNHS

Điều 75 Dự thảo quy định: “1. Chỉ truy cứu TNHS đối với pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân;

b) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân;

c) Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân”.

Quy định trên đây không chính xác, không phù hợp với lý luận về hành vi phạm tội của pháp nhân được tổng kết từ thực tiễn lập pháp của một số quốc gia khác.

Điều 75 đưa ra 3 điều kiện để có thể truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Theo đó, 3 điều kiện này phải có tính độc lập với nhau.

Xét trên thực tế, điều kiện (b) và điều kiện (a) có thể độc lập với nhau vì có hành vi được thực hiện nhân danh pháp nhân nhưng có thể không phải vì lợi ích của pháp nhân, cũng như có hành vi được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân nhưng không phải là nhân danh pháp nhân.

Điều kiện (c) và điều kiện (b) cũng có thể độc lập với nhau, vì hành vi được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân có thể không có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân cũng như hành vi được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân có thể không vì lợi ích của pháp nhân.

Tuy nhiên, điều kiện (c) lại không thể độc lập với điều kiện (a), vì hành vi đã được coi là nhân danh pháp nhân thì không thể có trường hợp không có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân. Ngược lại, hành vi đã được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành, chấp thuận của pháp nhân thì không thể có trường hợp không nhân danh pháp nhân.

Ở đây có thể có sự quy định chưa rõ ràng giữa các dạng hành vi cũng như điều kiện để pháp nhân có thể phải chịu TNHS về các hành vi đó. Về lý thuyết cũng như từ thực tiễn lập pháp hình sự của một số quốc gia, có thể khái quát 3 dạng hành vi và điều kiện để pháp nhân phải chịu TNHS về các hành vi đó:

Dạng thứ nhất, pháp nhân có thể phải chịu TNHS về hành vi không được thực hiện nghĩa vụ được quy định trực tiếp cho pháp nhân.

Ví dụ: Doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước hay nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động. Đây là các nghĩa vụ được quy định trực tiếp cho doanh nghiệp. Khi không thực hiện nghĩa vụ này ở mức độ nghiêm trọng (bị coi là tội phạm), doanh nghiệp có thể phải chịu TNHS. Đối với dạng hành vi không thực hiện nghĩa vụ này, luật không đòi hỏi thêm điều kiện để xác định TNHS.

Như vậy, các điều kiện được quy định tại Điều 75 không có ý nghĩa đối với việc xác định TNHS của pháp nhân trong trường hợp thứ nhất.

Dạng thứ hai, pháp nhân có thể phải chịu TNHS về hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh và vì lợi ích của tổ chức.

Ví dụ: Doanh nghiệp có thể phải chịu trách nhiệm về việc lãnh đạo doanh nghiệp đưa hối lộ cho quan chức để được giải quyết công việc của doanh nghiệp hoặc về việc công nhân phá rừng trái phép vì lợi ích của doanh nghiệp theo chỉ đạo của lãnh  đạo doanh nghiệp. Trong trường hợp này, vấn đề TNHS của pháp nhân mới cần hai điều kiện là hành vi phạm tội phải nhân danh và vì lợi ích của pháp nhân.

Như vậy, chỉ 2 điều kiện được quy định tại điểm (a) và điểm (b) có ý nghĩa xác định TNHS của pháp nhân trong trường hợp thứ hai.

Dạng thứ ba, pháp nhân phải chịu TNHS trong trường hợp người của pháp nhân đã phạm tội khi thực hiện công việc được pháp nhân giao và việc phạm tội này có phần lỗi của pháp nhân.

Ví dụ: Trong khi thực hiện công việc được doanh nghiệp giao, người lao động đã gây hỏa hoạn dẫn đến chết người, cháy tài sản của người khác và sự việc xảy ra có phần lỗi của doanh nghiệp như không tập huấn, không nhắc nhở về phòng cháy cho người lao động, không cung cấp các điều kiện về phòng cháy cho họ theo đúng quy định về an toàn lao động… Việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân trong trường hợp này là có cơ sở và cần thiết để răn đe, buộc pháp nhân phải có biện pháp phòng ngừa sự tái diễn hành vi phạm tội tương tự trong tương lai.

Như vậy, các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 75 hoàn toàn không có ý nghĩa đối với việc xác định TNHS của pháp nhân trong trường hợp thứ ba.

Có thể nói, về lý thuyết, có 3 loại trường hợp pháp nhân có thể phải chịu TNHS. Từ lý thuyết chung này, mỗi quốc gia có thể giới hạn phạm vi các trường hợp pháp nhân phải chịu TNHS và quy định rõ ràng điều kiện của từng trường hợp sao cho phù hợp với điều kiện riêng. Việc sửa đổi Khoản 1 Điều 75 Dự thảo cũng cần theo hướng này.

Chưa hợp lý trong quy định về phạm vi chịu TNHS của pháp nhân

Điều 2 Dự thảo khẳng định, pháp nhân chỉ phải chịu TNHS về các tội được xác định tại Điều 76.

Theo đó, Điều 76 liệt kê các tội danh cụ thể mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS về các tội danh đó.

Với cách quy định này, người đọc có thể biết ngay pháp nhân có thể phải chịu TNHS về những tội danh nào. Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, quy định lại chưa thật hợp lý, vì khi thêm hoặc bớt một tội danh có quy định TNHS của pháp nhân thì không những phải sửa đổi điều luật về tội danh có liên quan mà cũng phải sửa cả Điều 76. Hơn nữa, việc quy định về cùng một nội dung không nhất thiết phải sử dụng phương pháp “bắc cầu” giữa 2 điều luật.

Dự thảo có thể quy định trực tiếp tại một điều hoặc một khoản cụ thể: Pháp nhân chỉ phải chịu TNHS về tội phạm mà điều luật về tội phạm đó quy định. Như vậy thì Phần chung của Bộ luật Hình sự vẫn ổn định khi thêm hoặc bớt tội phạm mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS.

GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa

Đại học Luật Hà Nội