Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cùng lúc đó, công ty thực hiện giãn cách xã hội nên hơn 3 tháng sau khi nghỉ việc bà Hằng mới nhận đầy đủ thủ tục thôi việc, do vậy bà không được lĩnh bảo hiểm thất nghiệp.
Bà Hằng đã gửi đơn đề nghị trợ cấp theo Nghị quyết số 68/NQ-CP đến cơ quan BHXH tại TPHCM, nhưng hồ sơ của bà không được tiếp nhận và được hướng dẫn nộp hồ sơ cho Trung tâm Dịch vụ việc làm nơi tạm trú.
Bà Hằng hỏi, trường hợp này bà phải làm thế nào để được nhận trợ cấp?
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ quy định về trình tự, thủ tục theo Khoản 1 Điều 24 Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ: “Người lao động có nhu cầu hỗ trợ gửi hồ sơ đến Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động…”.
Đối chiếu quy định trên, do bà Hằng đã nghỉ việc tại công ty, địa điểm làm việc tại TPHCM nên bà không thuộc đối tượng để hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng.
Đề nghị bà Hằng thực hiện nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM theo quy định.
Tuy nhiên, qua trao đổi trực tiếp với người lao động được biết, Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM thông báo đã tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của bà Ông Thị Mỹ Hằng, đang trong thời gian thẩm định, giải quyết hồ sơ, không hề từ chối tiếp nhận. Người lao động bị từ chối với lý do về nơi tạm trú nộp hồ sơ là bạn của bà Ông Thị Mỹ Hằng.
Do hồ sơ phát sinh tăng đột biến trong thời gian gần đây nên Trung tâm Dịch vụ việc làm TPHCM mong người lao động chờ đến đúng thời gian trả kết quả giải quyết hồ sơ theo quy định.
Đề nghị bà liên hệ số điện thoại 0933144551 (HCM) đọc mã hồ sơ để nhờ cán bộ tra cứu tình trạng hồ sơ (đơn vị đã liên hệ lại bà Hằng để cung cấp mã hồ sơ nhiều lần nhưng không được).