• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lan tỏa mạnh mẽ những tính năng, tiện ích do Bộ pháp điển mang lại

(Chinhphu.vn) - Chiều 29/12, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết việc triển khai, thực hiện Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng Bộ pháp điển.

29/12/2022 18:12
Lan tỏa mạnh mẽ những tính năng, tiện ích do Bộ pháp điển mang lại - Ảnh 1.

Đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành 263/271 đề mục, đạt hơn 97% Bộ pháp điển, trong đó, 250/271 đề mục đã được Chính phủ thông qua - Ảnh: VGP/LS

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu và Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật Hồ Quang Huy chủ trì hội nghị.

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết: Sau gần 09 năm triển khai Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (QPPL) và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2013. Để triển khai xây dựng Bộ pháp điển của Nhà nước Việt Nam, ngày 29/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1267/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển, xác lập lộ trình xây dựng Bộ pháp điển diễn ra và hoàn thành trong thời hạn 10 năm (từ năm 2014 đến năm 2023) theo 03 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2014 - 2017) hoàn thành 08 chủ đề; Giai đoạn 2 (2018 - 2020) hoàn thành 27 chủ đề và Giai đoạn 3 (2021 - 2023) hoàn thành 10 chủ đề.

Quyết định số 1267/QĐ-TTg cũng đã xác định các điều kiện về thể chế, tổ chức nhân sự, kinh phí và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm tiến độ, chất lượng của Bộ pháp điển theo quy định tại Pháp lệnh pháp điển, thực hiện Quyết định số 1267/QĐ-TTg, đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành pháp điển 263/271 đề mục, đạt tỷ lệ hơn 97% khối lượng Bộ pháp điển. Các đề mục còn lại đang được các bộ, ngành quyết tậm thực hiện và hoàn thành trong năm 2022. Về cơ bản, Bộ pháp điển đã "về đích sớm" hơn 01 năm so với thời hạn tại Quyết định số 1267/QĐ-TTg. Bộ pháp điển hiện nay được đăng tải trên Công thông tin điện tử pháp điển (phapdien.moj.gov.vn) và được Bộ Tư pháp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tuyên truyền, giới thiệu Bộ pháp điển ra ngoài xã hội để các cá nhân, tổ chức sớm tiếp cận, khai thác và sử dụng.

Qua gần 09 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1267, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có nhiều nỗ lực, cố gắng trong xây dựng Bộ pháp điển bảo đảm chất lượng, tiến độ. Đến nay, các bộ, ngành đã hoàn thành 263/271 đề mục, đạt hơn 97% Bộ pháp điển, trong đó, 250/271 đề mục đã được Chính phủ thông qua. Với kết quả như hiện nay, Bộ pháp điển đã cơ bản hoàn thành, việc xây dựng Bộ pháp điển có thể nói là "về đích sớm" trước 01 năm so với lộ trình đặt ra.

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu biểu dương và đánh giá cao sự chủ động, tích cực của đội ngũ cán bộ làm công tác pháp điển 9 năm qua.

Cùng với các bộ, ngành, Bộ Tư pháp đã rà soát hơn 8.000 văn bản trên tổng số gần 09 nghìn văn bản QPPL của Trung ương, góp phần nâng cao tính thống nhất, đồng bộ, tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật; giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng, thuận tiện hơn trong tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật đang còn hiệu lực.

Lan tỏa mạnh mẽ những tính năng, tiện ích do Bộ pháp điển mang lại - Ảnh 2.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Bộ pháp điển - Ảnh: VGP/LS

Để tiếp tục phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, kịp thời khắc phục một số hạn chế, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị các bộ, ngành tập trung nguồn lực thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Một là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác pháp điển hệ thống QPPL. Chú trọng triển khai hiệu quả Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL, Nghị định số 63 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Pháp điển hệ thống QPPL và Thông tư số 13 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống QPPL.

Hai là, bảo đảm nguồn lực, cơ sở vật chất tiếp tục triển khai toàn diện, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án xây dựng Bộ pháp điển của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị các tổ chức pháp chế chủ động thông tin, phối hợp chặt chẽ với Cục Kiểm tra văn bản QPPL để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các nhiệm vụ bảo đảm Bộ pháp điển được xây dựng, cập nhật đúng tiến độ, chất lượng.

Ba là, tập trung đôn đốc, chỉ đạo quyết liệt hoàn thành pháp điển các đề mục còn lại của Bộ pháp điển, thường xuyên thực hiện cập nhật QPPL mới vào Bộ pháp điển theo thẩm quyền. Tập trung tham mưu giúp Chính phủ trong việc cập nhật, quản lý, duy trì Bộ pháp điển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp Phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống QPPL và có giải pháp số hoá cho Bộ pháp điển.

Bốn là, tiếp tục phát huy các cách làm mới, cách làm hay, sáng tạo, nhất là trong việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác truyền thông, tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn khai thác, sử dụng Bộ pháp điển. Đề nghị các bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc nhằm lan tỏa mạnh mẽ những tính năng, tiện ích do Bộ pháp điển mang lại.

Năm là, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế, xây dựng Đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác, sử dụng Bộ pháp điển, tích hợp, kết nối Bộ pháp điển với các Cổng/ Trang Thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương để vận hành đảm bảo thông suốt, thống nhất, hiệu quả.

Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển hệ thống QPPL quy định: “Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”.

Lê Sơn