• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làng Kroong Tu, xã Kroong, thành phố Kon Tum đoàn kết xây dựng cuộc sống mới

Làng Kroong Ku, xã Kroong, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum được định cư ở phía Đông giáp vùng bán ngập lòng hồ Thủy điện Ya Ly; phía Tây giáp sông Pô Kô huyện Sa Thầy, phía Nam giáp sông Đắk Bla, thành phố Kon Tum, phía Bắc giáp thôn Kon Klã, xã Kroong; đời sống chính của người dân chủ yếu bằng nghề nông nghiệp. Dân số trong làng có 114 hộ, với 587 nhân khẩu, 100% là người dân tộc thiểu số; có 98% dân số sinh hoạt tôn giáo (Thiên chúa giáo).

31/12/2010 11:03

Từ năm 1994 về trước, khi công trình Thủy điện Ya Ly chưa được xây dựng, bà con dân làng định cư sinh sống ở vùng bán ngập của lòng hồ Ya Ly, đời sống của bà con còn gặp nhiều khó khăn, phát rừng làm rẫy, quanh năm lao động vất vả, nhưng cái vòng lẩn quẩn của sự đói nghèo vẫn luôn đeo bám lấy cuộc sống của người dân, trình độ dân thấp, các tập tục lạc hậu luôn mang nặng trong lòng của mỗi người dân, chính vì những yếu tố đó mà cuộc sống của nhân dân làng Kroong KTu rất bấp bênh, tình trạng thiếu ăn lúc giáp hạt thường xuyên xảy ra.
Tháng 11 năm 1994, khi Chính phủ quyết định khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Ya Ly, bà con dân làng được Nhà nước chuyển đến định ở nơi khác, làng mới bây giờ và được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng nhà cửa khang trang cho mỗi hộ gia đình, vì vậy hiện nay 100% dân số trong làng được ở nhà ngói kiên cố. Chính nhờ đó mà bộ mặt nông thôn làng Kroong KTu ngày càng đổi mới, đời sống nhân dân được nâng cao. Hiện nay làng Kroong KTu có 17 hộ giàu, 23 hộ khá, 43 hộ trung bình, 31 hộ nghèo (chủ yếu là già yếu cô đơn không có sức lao động), trong làng không còn hộ đói; 100% số hộ được dùng điện thắp sáng sinh hoạt và sản xuất; hơn 60% số hộ có ti vi và xe máy làm phương tiện đi lại và nghe nhìn; Trong những năm qua nhất là từ khi có Nghị quyết 01 của Đảng bộ thị xã Kon Tum (nay là Đảng bộ thành phố Kon Tum) về việc “xây dựng các làng đồng bào dân tộc thiểu số vững mạnh toàn diện”, làng Kroong KTu đã được đầu tư xây dựng các công trình công cộng như: trường mẫu giáo, đường giao thông liên thôn, sân bóng chuyền để làm nơi vui chơi, giải trí sau một ngày lao động mệt nhọc; đêm đến, mọi người lại tập hợp dưới mái nhà rông để vui chơi, ca hát, nam nữ thanh niên tìm hiểu nhau, nghe già làng kể chuyện truyền thống của dân làng, điều đó đã chứng minh cho sự đổi mới của một làng quê thêm văn minh tươi đẹp.
Đến làng Kroong KTu hôm nay, chúng ta đều cảm nhận được sự khởi sắc của một làng quê đang trên đà phát triển và đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi của bà con nằm dọc theo các trục đường chính ẩn hiện mình sau những vườn cây xanh tốt nào mía, nào chuối, cây ăn quả và những rẫy lúa mượt mà xanh tươi. Nhà nào cũng có vườn tượt riêng biệt và được rào giậu cẩn thận. Điều làm nhiều người ngạc nhiên khi đến làng Kroong KTu là như bước vào một mái nhà chung của cả một cộng đồng dân cư đoàn kết, gắn bó với những nề nếp như được xây dựng đã từ lâu. Bà con trong làng có một tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác, giúp đỡ lẫn nhau. Tinh thần đoàn kết, tự giác đó còn được thể hiện rõ trong việc thực hiện các quy ước, hương ước của làng. Hằng năm, trong làng tổ chức hội nghị toàn dân để bình chọn những gia đình tiêu biểu trong việc thực hiện nếp sống văn minh - gia đình văn hóa, đã bình chọn được 95/114 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn “gia đình văn hóa”, chiếm 83,33%; trong năm 2006 làng được công nhận “khu dân cư tiên tiến” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” và giữ vững thành tích đó trong 3 năm liền. Năm 2009 làng được công nhận danh hiệu “Khu dân cư văn hóa”. Đây là một việc làm có ý nghĩa và tác dụng rất lớn, là nét đẹp của dân làng để khơi dậy ý thức tự giác, lòng tự tôn, tự hào của dân tộc để cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp. Tại trung tâm của làng có một ngôi trường mẫu giáo đã tạo điều kiện thuận lợi cho con em của người dân được cắp sách đến trường học tập. 100% trẻ em trong độ tuổi đều được đi học, không có trẻ em nào bỏ học; 100% số hộ đăng ký xây dựng NSVM - GĐVH, chăn nuôi heo, bò có chuồng trại, chăn dắt và ở xa gia đình để đảm bảo vệ sinh cho người dân; phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được bà con tham gia một cách tích cực, được Ban công tác Mặt trận phối hợp với già làng tuyên truyền, giải thích cho nhân dân hiểu rõ những âm mưu “diễn biến hòa bình”của các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng dân tộc, tôn giáo để lôi kéo, kích động bà con tham gia làm những việc sai trái để chống phá cách mạng, phá hoại sự bình yên của dân làng, do làm tốt phong trào này nên tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong làng luôn được giữ vững; trong làng không có các tệ nạn xã hội, các tập tục lạc hậu được loại bỏ khỏi đời sống của cộng đồng.
Tâm sự với chúng tôi, ông A Wêh Trưởng ban công tác Mặt trận thôn cho biết: “Làng Kroong KTu trước đây là một khu dân cư được coi là khó khăn nhất so với các khu dân cư khác trong xã, nhưng được sự quan tâm của các cấp, các ngành đến nay làng Kroong KTu thực sự là một trong những ngọn cờ đầu của xã về các phong trào, khi người dân đã thực sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thì việc gì dù khó mấy cũng thành công; làng Kroong KTu của chúng tôi có được sự an cư lạc nghiệp như ngày hôm nay là nhờ có sự quan tâm sâu sắc chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, mặt trận các đoàn thể của xã; điều đặc biệt là nhân dân trong làng chúng tôi đã đoàn kết nhất trí thành một khối thống nhất, khơi dậy được năng lực sản xuất, truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người dân để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vững mạnh; chính nhờ những yếu tố đó mà làng của chúng tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay”.
Phát huy truyền thống đoàn kết, ý thức tự lực, tự cường và những kết quả đạt được trong công tác vận động ở làng Kroong KTu trong phong trào xây dựng cuộc sống mới, chính là nhờ sự vận dụng của cả hệ thống chính trị ở địa phương trong việc vận động và sự nỗ lực cố gắng chung của mọi người, mọi gia đình trong làng, góp phần làm đẹp quê hương, cần được nhân rộng. Cán bộ và nhân dân làng Kroong KTu cần phát huy những giá trị đó, nỗ lực khắc phục những khó khăn, từng bước nâng dần đời sống, tinh thần, vật chất cho nhân dân. Hy vọng rằng, với sự quan tâm của các cấp, các ngành ở địa phương, làng Kroong Ktu sớm trở thành một làng quê giàu đẹp trong những năm tới, đời sống nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc./.
Bài và ảnh: NGUYỄN ĐĂNG BÌNH