• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lãnh đạo Bộ Tài chính nói về ngân sách, nợ công

(Chinhphu.vn) – Tại cuộc họp báo ngày 26/10, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, con số thực tế để vốn ngân sách Trung ương có thể điều tiết năm 2016 là khoảng 95.000 tỷ đồng.

26/10/2015 19:15
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn chủ trì buổi họp báo. Ảnh: TTXVN
Trong đó, 45.000 tỷ đồng vốn ngân sách mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu là chưa tính thêm 50.000 tỷ đồng vốn ODA, cho nên con số thực tế để vốn ngân sách Trung ương có thể điều tiết năm 2016 là khoảng 95.000 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, nguồn vốn ODA có thể tính trước, căn cứ vào các hiệp định đã ký. Năm tới, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự toán đầu tư vốn ODA là 50.000 tỷ đồng. “Đây là khoản vốn phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng cũng coi như chi đầu tư phát triển”, Thứ trưởng Tuấn khẳng định

Cũng theo Thứ trưởng Tuấn, những năm trước, thông thường làm dự toán thấp nhưng mức giải ngân cao hơn.

Cụ thể, năm 2014, trong dự toán chi tiêu ngân sách có khoản vay ODA đầu tư với dự toán là 16.000 tỷ đồng, nhưng giải ngân thực tế là 36.000 tỷ đồng (chênh 20.000 tỷ đồng). Còn trong dự toán 2015, dự toán vốn ODA là 20.000 tỷ đồng, trong khi giải ngân thực tế là 50.000 tỷ đồng. Rút kinh nghiệm vấn đề này, Bộ Tài chính từ năm nay đã tính toán sát thực tế cho dự toán năm 2016.

Trước đó, tại phiên họp tổ của Quốc hội sáng 22/10 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nói rằng tình hình cân đối ngân sách năm 2016 “căng thẳng” và khó cân đối.

Về giải pháp thực hiện nhiệm vụ ngân sách, Thứ trưởng Tuấn cho biết, về tổng thể, thu ngân sách vẫn vượt 17.400 tỷ đồng, nhưng ở trung ương lại hụt khoảng 31.000 tỷ đồng, chủ yếu do giá dầu. Trong khi đó, sản xuất trong nước lại tăng trưởng (một phần do chi phí nhiên liệu thấp) giúp ngân sách địa phương tăng thu 47.700 tỷ đồng, nhờ thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, VAT… Vì những nguyên nhân trên, Chính phủ đã kiến nghị dùng 10.000 tỷ đồng nguồn đã thoái vốn để bù đắp ngân sách, đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương và sẽ cố gắng dùng càng ít số tiền này càng tốt.

Thứ trưởng Tuấn cho rằng, giải pháp hiện tại là phải đẩy mạnh thu nợ thuế, ước tính khoảng 76.000 tỷ đồng, tập trung cho các cuộc thanh tra chống chuyển giá, chống thất thu. Điểm đáng mừng là khoản thu thuế thu nhập cá nhân năm 2015 ước đạt 55.000 tỷ đồng, tăng 18%, đây là mức tăng cao nhất trong các khoản thu.

Thứ trưởng Tuấn cũng cho biết thêm, trong lập dự toán năm nay, Bộ Tài chính cũng đặt dự kiến mức giá dầu thô khoảng 60 USD/thùng sát với thực tế thay vì mức 100 USD/thùng như năm 2015, do đó, sẽ giảm mức hụt thu.

Về vấn đề nợ công, Thứ trưởng Tuấn cũng cho biết, nếu tính cả 50.000 tỷ đồng giải ngân ODA năm 2016, nợ công của Việt Nam vào cuối năm sau sẽ tương đương 63,2% GDP. Dù vẫn trong ngưỡng an toàn nhưng nợ công của Việt Nam đã ở mức cao. Mức nợ công 65% GDP chỉ thật sự an toàn với quốc gia khi tăng trưởng GDP trên 3% và bội chi ngân sách dưới 5%. Khá lạc quan là Việt Nam đạt cả 2 tiêu chí trên khi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước đạt 6,5% trong khi bội chi khoảng 5% GDP.

Huy Thắng